logo

Tự trào đọc hiểu

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Tự trào hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đề Đọc hiểu Tự trào

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

TỰ TRÀO

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,

Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.

Cờ đương dở cuộc không còn nước(),

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng().

Mở miệng nói ra gàn bát sách(),

Mềm môi chén mãi tít cung thang().

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,

Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!

(Nguyễn Khuyến)


Đáp án Đọc hiểu Tự trào

Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì?

A. Vần lưng 

B. Vần chân

C. Vần liền

D. Vần cách

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào?

A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình”

B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”

C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng

D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp

Câu 3. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào?

A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)

B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)

C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)

D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối)

Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? 

A. 1 – 2 và 3 – 4

B. 3 – 4 và 5 – 6

C. 5 – 6 và 7 – 8

D. 1 – 2 và 7 – 8 

Tự trào đọc hiểu

Câu 5. “Tự trào” có nghĩa là gì?

A. Tự kể về mình

B. Tự viết về mình

C. Tự nói về mình

D. Tự cười mình

Câu 6. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì?

A. Cái nghèo của mình

B. Cái dốt nát của mình

C. Cái vô tích sự của mình

D. Cái khôn ngoan của mình

Câu 7. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình “tự trào”?

A. Không có gì nổi bật, không có trình độ, không được mọi người yêu quý, có những thói quen xấu

B. Không thích nghi được với thời cuộc, gàn dở, không được mọi người ưa thích, không có tài năng

C. Có những thói quen xấu, không thích nghi được với thời cuộc, không có trình độ, không có lòng tự trọng

D. Không có gì nổi bật, không thích nghi được với thời cuộc, có những thói quen xấu, không phát huy được khả năng

Câu 8. “Tự trào” cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng yêu nước

B. Sự hiếu học

C. Lòng tự trọng

D. Tính hài hước

Câu 9. Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt? Trả lời trong khoảng 5 − 7 dòng.

Trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt là vì Nguyễn Khuyến không chỉ là nhà văn, nhà thơ, ông còn là chính trị gia, làm quan tròn triều đình, ông luôn canh cánh trách nhiệm của mình với nhân dân với đất nước, ông nghĩ ông không làm được việc gì lớn, có ích cho nhân dân nên ông tự trách, điều ông làm là chống lại triều đình, bất hợp tác và ông về quê ở ẩn để giữ gìn danh tiết của mình. Do vậy, tiếng cười của ông là cười cho cái danh vọng và sự bất tài của ông. Một con người có tài, có lương tâm trong sạch, yêu nước thương dân muốn làm điều gì đó to lớn cho nhân dân để mọi người có được ấm no hạnh phúc mà không màng danh lợi sẵn sàng hy sinh chống lại những tiêu cực sai trái. 

Câu 10. Anh / chị có khi nào “tự trào” không? Hãy lí giải cụ thể. Trả lời trong khoảng 5 − 7 dòng. 

Cuộc sống con người, mỗi chúng ta đều có đôi lúc “tự trào” - tự trào ở đây chính là nhìn nhận lại bản thân những điểm tốt và điểm xấu hàng ngày của chúng ta. Duy trì những điểm tốt, chỉ ra những thói hư tật xấu như: ỉ lại, cổ hủ ngại thay đổi, tự sao, sĩ diện,…đó là những tật xấu mà con người thường thụ động và ít sửa sai hoặc cố chấp. Mỗi người muốn bản thân trở nên hoàn thiện nhất thì hãy không ngừng đổi mới và cải thiện bản thân để vươn tới thành công trong cuộc sống bởi chỉ khi sai và biết sửa mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và cũng là kinh nghiệm để con người trưởng thành và phát triển hơn. Những ai chỉ biết hài lòng với bản thân, không biết thay đổi tính xấu, coi mình là nhất thì mãi không có được những giá trị tốt đẹp. Sống hãy mang lại điều tốt đẹp cho xã hội mà trước tiên thì bản thân mỗi người phải biết tự hoàn thiện. Còn trẻ hãy dám suy nghĩ và làm những việc lớn vì thế hệ trẻ là tương lai đất nước, mang sự kì vọng và hoài bão của một tương lai tốt đẹp.

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tự trào. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 01/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023