logo

Từ đồng nghĩa là gì lớp 7


1. Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa với từ rọi, trông

- Từ đồng nghĩa với từ rọi: Soi, chiếu

- Từ đồng nghĩa với từ trông: Nhìn, nhòm, ngó, dòm…

Ví dụ: Từ “trông” có nhiều nghĩa khác nhau:

- Trông – nhìn (từ đồng nghĩa là ngó, nhòm, liêc…)

- Trông – chăm sóc (từ đồng nghĩa là giữ gìn, coi sóc…)

- Trông – đợi (từ đồng nghĩa là chờ, mong, ngóng…


2. Phân loại từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại:

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: hổ = cọp = hùm; mẹ = má = u,…

– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

Ví dụ: ăn = xơi = chén,… (biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến).

Mang = khiêng = vác,… (biểu thị những cách thức hành động khác nhau).

Ví dụ khác: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,…(chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước). Cụ thể:

+ Cuồn cuộn: hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.

+ Lăn tăn: chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.

+ Nhấp nhô: chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh. 

- Từ đồng nghĩa với tổ quốc: đất nước, giang sơn… Nếu như “giang sơn” là từ thường được dùng trong xã hội xưa, nhất là thời phong kiến thì ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, từ “đất nước” sẽ được sử dụng nhiều hơn.

Lưu ý: Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy các từ có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau. Khi viết tập làm văn, học sinh hãy thật lưu ý khi lựa chọn từ nào cho phù hợp với văn cảnh, đối tượng nhé!


3. Luyện tập về từ đồng nghĩa

Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): 

Các từ Hán Việt đồng nghĩa :

– gan dạ: can đảm

– nhà thơ: thi sĩ

– mổ xẻ: phẫu thuật

– của cải: tài sản

– ngước ngoài: ngoại quốc

– chó biển: hải cẩu

– đòi hỏi: yêu sách

– năm học: niên khóa

– loài người: nhân loại

– thay mặt: đại diện

Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1) 

Từ gốc Ấn – Âu đồng nghĩa :

– máy thu thanh => ra-di-o

– sinh tố => vitamin

– xe hơi => ô-tô

– dương cầm => pi-a-nô

Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1) 

Một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân đã cho:

– heo = lợn

– đậu phộng = lạc

– tía, thầy = cha, bố

– má, u, bầm = mẹ

– mè = vừng

– cá lóc = cá quả

Câu 4 (trang 115 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): 

Từ đồng nghĩa thay thế :

– đưa => trao

– đưa => tiễn

– kêu => phàn nàn

– nói => phê bình, dị nghị, cười

– đi => mất, qua đời

Câu 5 (trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): 

Phân biệt nghĩa :

Nhóm từ

Giống nhau

Khác nhau

ăn, xơi, chénChỉ hành động tự cho thức ăn nuôi sống vào cơ thể.

– ăn: nghĩa bình thường

– xơi: lịch sự, thường dùng trong lời mời

– chén: thông tục, sắc thái suồng sã, thân mật

cho, tặng, biếuTrao cái gì cho ai trọn quyền sử dụng mà không đòi thay đổi lại một cái gì cả.

– cho: người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận mang sắc thái bình thường

– tặng: người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận; vật được trao mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến, thể hiện sự long trọng, không phân biệt ngôi thứ

– biếu: người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận, vật được trao chỉ là tiền của, thể hiện sự kính trọng

yếu đuối, yếu ớtDiễn tả sức lực kém

– yếu đuối: kém về cả thể chất lẫn tinh thần

– yếu ớt: kém về thể chất, yếu đến mức sức lực, tác dụng coi như không đáng kể.

Yếu ớt không nói về trạng thái tinh thần (Nói tình cảm yếu đuối chứ không nói tình cảm yếu ớt).

xinh, đẹpĐề cập, nói đến hình thức, hoặc phẩm chất được yêu mến

– xinh: chỉ người còn trẻ hoặc hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn.

– đẹp: hoàn hảo cả vẻ ngoài và phẩm chất

Tu, nhấp, nốcHành động đưa nước vào cơ thể

– tu: uống nhiều liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm mà uống.

– nhấp: uống từ từ, chậm, uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi,thường là để cho biết vị.

– nốc: uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục.

 

Câu 6 (trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1) 

Chọn thành ngữ :

1. (1) – thành quả ; (2) – thành tích

2. (1) – ngoan cố ; (2) – ngoan cường

3. (1) – nghĩa vụ ; (2) – nhiệm vụ

4. (1) – giữ gìn ; (2) – bảo vệ

Câu 7 (trang 116 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

1. (1) – đối xử/ đối đãi

   (2) – đối xử

2. (1) – trọng đại/ to lớn

   (2) – to lớn

Câu 8 (trang 117 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)

Đặt câu :

– Cuộc sống cứ diễn ra bình thường như vậy là tốt rồi.

– Đừng nghĩ rằng mình tầm thường, ai sinh ra cũng có giá trị cả.

– Hãy cố gắng làm việc chăm chỉ, kết quả tốt nhất sẽ đến sớm với bạn.

– Chúng ta luôn phải cân nhắc mọi việc trước khi làm để tránh hậu quả đáng tiếc.

Câu 9 (trang 117 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Chữa lại từ in đậm :

– hưởng lạc =>hưởng thụ

– bao che => đùm bọc

– giảng dạy => giáo dục

– trình bày => trưng bày

icon-date
Xuất bản : 12/07/2021 - Cập nhật : 13/07/2021

Tham khảo các bài học khác