logo

Từ đồng âm là gì lớp 7

icon_facebook

1. Từ đồng âm là gì?

- Từ đồng âm là các từ trùng nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về mặt ngữ nghĩa của từ.

- Ví dụ về từ đồng âm:

“đôi môi-môi giới”

  • đôi môi: “môi” (danh từ) chỉ bộ phận trên khuôn mặt con người
  • môi giới: “môi”(động từ) chỉ người trung gian

“kho cá-nhà kho”

  • kho cá: “kho” (động từ) chỉ hành động chế biến món ăn
  • nhà kho: “kho” (danh từ) chỉ địa điểm cất giữ vật dụng

Người ta thường sử dụng một số cách chơi chữ với hiện tượng đồng âm, trong thơ văn, đời sống hàng ngày

Ví dụ: “Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một que lấy chồng lợi1  chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi(1)  thì có lợi(2) nhưng răng chẳng còn”

  • Lợi(1)  : muốn nói tới lợi ích
  • Lợi(2)  :chỉ bộ phận của miệng, bao quanh chân răng

Cụ thể, trong bức ảnh trên có thể hiểu với nghĩa sau:

  • Lạc mất anh rồi
  • Áo mới cà mau
  • Gần mực thì đen

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về từ đồng âm nhé.


2. Các kiểu đồng âm và ví dụ minh họa

– Kiểu đồng âm từ vựng

Quê ta mới xây con đường rất rộng.

Cafe đắng quá thêm chút đường vào đi.

– Kiểu đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Hôm nay câu được nhiều cá.

Chỉ vài câu nói không biết có khuyên được cô ta không?

– Kiểu đồng âm với nhau qua phiên dịch

Anh ấy có cú sút thật tuyệt vời.

Thời gian gần đây sức khỏe bà cụ giảm sút quá.

– Kiểu đồng âm từ với tiếng

Giải bài toán sai em bị cốc đầu

Cái cốc bị vỡ.


3. Chơi chữ đồng âm 

Cách này thường dùng trong ca dao, tục ngữ hoặc thơ văn, ít sử dụng trong giao tiếp. Thường dùng từ với nghĩa nước đôi.

Ví dụ: Lợi thì có lợi mà răng không còn.

Ta phân tích 2 từ “lợi” trong câu này để hiểu hơn về nghĩa từ đồng âm bằng cách chơi chữ nha.

  • Từ “lợi” thứ nhất có nghĩa là lợi ích, có lợi- có hại.
  • Từ “lợi” thứ hai có nghĩa là nướu răng.

Loại chơi chữ đồng âm này khó phân biệt và người đọc cần phân tích kỹ nghĩa mới xác định được.


4. Sử dụng từ đồng âm

- Phải đặt từ đồng vào câu, trong mối quan hệ với các từ khác xung quanh nó thì mới hiểu được nghĩa của chúng, từ đó mà phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.

- Từ đồng âm cần phải đặt vào ngữ cảnh để có thể hiểu theo đúng nghĩa của từ.

- Để tránh hiểu lầm trong trường hợp các từ đồng âm gây ra, chúng ta cần chú ý tới ngữ cảnh, tránh dùng nghĩa nước đôi và tạo hiểu nhầm.


5. Phân biệt từ đồng âm với từ đồng nghĩa

 

Từ đồng âm

Từ đồng nghĩa

Ngữ âm

Giống nhau

Khác xa nhau, không có mối liên quan

Ngữ nghĩa

Khác xa nhau, không có mối liên hệ

Giống nhau, có mối liên hệ tương đồng

Ví dụ

giá đỗ – giá cả

hi sinh – chết


6. Luyện tập

Bài 1 (trang 136 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Từ

Từ đồng âm

Thu1. Từ chỉ sự vật, chỉ một mùa trong năm
2. Hoạt động, chỉ hành động thu giữ
Cao1. Tính từ trái nghĩa với thấp
2. Một vị thuốc trong bài thuốc Nam
Ba1. Chỉ số từ (từ chỉ số lượng, thứ tự)
2. Danh từ chỉ người đàn ông sinh ra chúng ta
Tranh1. Danh từ chỉ tấm lợp bằng cỏ tranh
2. Động từ, sự tranh chấp, gây hấn
Sang1. Hoạt động chuyển đổi sang cho đối tượng khác
2. Tính từ chỉ sự sang trọng, quý phái
Nam1. Chỉ phương hướng
2. Chỉ giới tính của con người
Sức1. Chỉ sức khỏe
2. Chỉ văn bản hành chính của quan ra lệnh xuống quan đô đốc (tờ sức)
Nhè1. Động từ chỉ sự hướng hành động vào người khác
2. Chỉ hành động dùng lưỡi đẩy vật trong miệng ra
Tuốt1. Chỉ tính chất thẳng tít tắp
2. Chỉ hành động làm hạt lúa rời khỏi cây lúa
Môi1. Chỉ một bộ phận trên gương mặt của con người
2. Chỉ người trung gian

Bài 2 (trang 136 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nghĩa của từ “cổ”:

     + Bộ phận của cơ thể nơi nối đầu với thân

     + Bộ phận của áo, nơi có ve áo

     + Cổ chân, cổ tay

     + Bộ phận của chai, lọ có phần hình trụ giống cái cổ

→ Từ nghĩa gốc cơ sở từ “cổ”được chuyển sang nhiều nghĩa khác nhau.

Đồng âm với từ cổ:

     + Cổ: cũ, xưa cũ ( cổ điển, nhạc cổ, nhà cổ…)

     + Cổ: Căn bệnh thuộc tứ chứng nan y, rất khó chữa ( phong, lao, cổ, lai)

Bài 3 (trang 136 sgk ngữ văn 7 tập 1)

     + Ban cán sự đang bàn bạc về việc tổ chức hội trại cho cả lớp ở trên bàn cô giáo.

     + Cuối năm nay có năm bạn lớp em được tuyển thẳng lớp 10

     + Những con sâu róm thường ẩn mình sâu trong các lớp lá dày

Bài 4 (trang 136 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Anh chàng gian dối trong câu chuyện đã sử dụng hiện tượng đồng âm để âm mưu không trả lại chiếc vạc cho người hàng xóm

     + Vạc: có nghĩa là con vạc. Nghĩa thứ hai: Chỉ chiếc vạc

     + Từ đồng: Nghĩa thứ nhất chỉ cánh đồng. Nghĩa thứ hai chỉ chất liệu kim loại

Muốn phân biệt, và làm rõ sự thật, chỉ cần hỏi:

Anh mượn cái vạc để làm gì?

icon-date
Xuất bản : 12/07/2021 - Cập nhật : 13/07/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads