logo

Từ đoạn (5) đến đoạn (7) trong bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư tác giả tập trung phân tích những yếu tố hình thức nào của bài thơ?

Câu hỏi: Từ đoạn (5) đến đoạn (7) trong bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư tác giả tập trung phân tích những yếu tố hình thức nào của bài thơ?

Lời giải 

Yếu tố hình thức:

- Âm điệu: Nghe trong tổng thể, bài thơ thậm chí còn thấy từa tựa một ca khúc. Ở đây, dường như nhạc là cái hình thức của “Tiếng thu”. Là cái chân dung của thi phẩm.

- Cấu trúc ngôn từ chia bài thơ thành 3 phần nội dung, tương ứng với 3 câu hỏi.

- Sự hài hòa tự nhiên giữa “vần” và “nhịp”.

+ Hiệp vần: vần bằng, vần trắc.

+ Khổ 1: 2 dòng, khổ 2: 3 dòng; khổ 3: 4 dòng.

Trích đoạn thơ 5,6,7 trong bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

(5) Có lẽ vì sự cộng hưởng ấy mà “bản hòa ca mùa thu” đã tìm được cho mình một “bản hòa âm ngôn ngữ từ" để cất lên thành Tiếng thu. Vâng, ta đang nói đến một trong những nét đặc sắc nhất của thi phẩm này: âm điệu. Tiếng thu đá được kí thác vào một cấu trúc ngôn từ chứa chan tính nhạc. Nghe trong tổng thể, thậm chí còn thấy bài thơ tựa tựa một ca khúc. Sao lại né tránh, lại xem nhẹ việc cảm thụ phương diện âm nhạc của Tiếng thu? Bên cạnh câu “Thi trung hữu hoạ”, người xưa đã từng nói “Thi trung hữu nhạc” đó thôi! Vả chăng áng thơ ca chân chính nào cũng xâm chiếm tâm hồn người đọc trước hết bằng âm điệu của nó. Âm điệu thơ bao giờ cũng là sự cất cánh, sự hiển hiện của cái ta gọi là hồn thơ. Nghe được âm điệu riêng thì xem như đã cảm nhập được cái hồn, cái thân của thơ rồi vậy. Mà ở đây, đường như nhạc lại là cái hình thức của Tiếng Mu, là cái chân đung của thi phẩm. Xem nhẹ điều này chẳng phải là bỏ qua phần hồn mà chỉ chú trọng đến phần thân xác của thơ hay sao? Điều cốt yếu là cảm nhận nhạc tính trong sự hoà điệu giữa TIẾNG THU và TIẾNG THƠ thế nào thôi!

(6) Có thể khi in, bài thơ được sắp xếp thành khổ, cũng có thể in liền không chia khổ. Nhưng điều này không có ý nghĩa quyết định, nó chỉ thuần tuý là sự trình bày bề ngoài. Cấu trúc ngôn từ tự nó đã chia bài thơ thành ba phần nội dung, tương ứng với ba câu hỏi. Và như thế, dù muốn hay không, tự nó cũng hình thành ba khổ, bất chấp sự tán đồng hay phản bác của người phân tích. Ba phần nội dung hợp thành một chỉnh thể theo kết cấu rất âm nhạc.

(7) Chúng ta đều biết “lặp lại” và “phát triển“ là một quy luật rất thông thường của âm nhạc. Âm nhạc của ngôn từ cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Tiếng thu quả là một chỉnh thể chặt chẽ và nhuần nhuyễn, đẹp như một giai điệu thu. Có thể ví với một giai điệu, bởi sự hoà nhập tự nhiên hài hoà giữa “vần” và “nhịp”. Tiếng thu hiệp vần bằng cả hai hệ thống: vần bằng (mùa thu — trăng mờ — chính phụ — rừng thu — nàng khô) và vần trắc (Thổn thức - rạo rực - xào xạc - ngơ ngác),... Vân điệu nhờ vậy vừa giàu có vừa nhất quán. Bởi “bằng” cũng chỉ một vần (vần u), “trắc” cũng chỉ một vần (vần ưc - ac). Sức quyếnrũ của bài thơ, trước hết, nằm ở sự quyện hoà của hai chuỗi vần bằng và vần
trắc này. Còn nhịp điệu có lẽ được tạo ra trước hết bởi thể loại. Bài thơ thuộc thể ngữ ngôn, gồm chín câu, mỗi câu năm chữ, tạo ra bước nhịp lớn đều đặn, em đềm suốt toàn bài. Ba khổ thơ, khổ nào cũng mở đầu bằng cụm từ Em không nghe, tạo nên điệp khúc rõ rệt. Đúng hơn là như một khúc thức gồm ba lời. Khúc thức không chỉ lặp lại mà còn phát triển. Ba khổ thì khổ một: 2 đồng, khổ hai: 3 đòng, và khổ ba: 4 đồng. Sự gia tăng tương ứng với tùng mảng nội dung, từng bước đẩy cảm xúc lên cao trào.

icon-date
Xuất bản : 02/07/2022 - Cập nhật : 27/11/2022