logo

Từ anh em thuộc loại từ ghép nào?

Câu hỏi: Từ anh em thuộc loại từ ghép nào?

Trả lời: 

Từ anh em thuộc loại từ ghép đẳng lập

Cùng Top lời giải tìm hiểu về các loại từ ghép nhé!


1. Từ ghép là gì ?

Từ ghép là một loại cấu tạo của từ phức, cùng với từ láy giúp cho người nói, người viết diễn đạt chính xác và sinh động sự vật, sự việc,…. Nếu từ đơn được hình thành từ một tiếng có nghĩa, thì từ phức là loại từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành và có nghĩa.

Từ anh em thuộc loại từ ghép nào?

Trong Tiếng Việt, từ phức được tạo thành bằng hai phương thức đó là ghép từ và láy từ. 

Trong tiếng Việt, Từ ghép là loại từ được hình thành bằng phương thức ghép từ, tức là ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Như vậy từ ghép là từ được tạo thành từ hai tiếng có nghĩa trở lên.

Ví dụ:

- Quần áo → quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc.

- Cha mẹ → cha, mẹ đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.

- Cây cỏ → cây, cỏ là những loài thực vật sống bằng dinh dưỡng từ đất, ánh sáng và không khí.


2. Khái niệm từ ghép đẳng lập là gì?

Là loại từ ghép trong đó các tiếng có vai trò ngang hàng nhau, không phân biệt đâu là tiếng chính và đâu là tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp và có thể thay đổi vị trí các từ mà nghĩa của từ ghép không thay đổi.

Ví dụ từ ghép đẳng lập

– “Đất nước”: Gồm 2 tiếng cấu tạo thành là “đất” và “nước”. Cả “đất” và “nước” đều có nghĩa, và khi tách ra đứng độc lập trong câu thì chúng ta đều hiểu được. Từ ghép “đất nước” được gọi là từ ghép đẳng lập, cả 2 đều có khả năng mở rộng nghĩa khi ghép với các từ khác.

Gồm các từ như “quần áo, sách vở, ông bà, cha mẹ, chú cháu, anh em, chị em, mưa gió, nghĩ suy, trường lớp, bạn bè, trầm bổng, ước mơ, bàn ghế, vợ chồng, xóm làng, xinh đẹp, trai đẹp…

* Nghĩa của từ ghép đẳng lập

- Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn nghĩa của từng tiếng.

- Có tính chất hợp nghĩa.


3. Từ ghép chính phụ là gì?

Từ ghép chính phụ là sự kết hợp giữa tiếng chính và tiếng phụ trong từ. Trong đó tiếng chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật lớn hơn, đặc trưng hơn, bao quát hơn, còn tiếng phụ thường để cụ thể hóa sự vật, loại đặc trưng của nó.

- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng phụ) bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

- Trật tự các tiếng trong từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Ví dụ từ ghép chính phụ: Sách giáo khoa, bàn học, ghế bành, hoa hồng, đỏ rực, viết bi, vở tập viết…..


4. Từ ghép tổng hợp

Khái niệm: từ ghép tổng hợp là loại từ ghép mà nghĩa của nó nhằm biểu thị rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa từng tiếng trong từ. Mỗi từ ghép tổng hợp đều mang ý nghĩa nhất định, nhưng khi ghép 2 từ lại với nhau thì ý nghĩa của từ ghép sẽ bao quát hơn, mở rộng hơn. Từ ghép tổng hợp thường được dùng để chỉ người hoặc vật nói chung.

Ví dụ về từ ghép tổng hợp: xa lạ, ăn uống, rộng lớn, to lớn…

Cách nhận biết từ ghép

- Để phân biệt được từ ghép với các loại từ vựng khác, hay giữa các loại từ ghép với nhau thì chúng ta sẽ cần nhìn vào cấu tạo của từ đó về cấu trúc và nghĩa, tiến hành phân tách để biết.

- Nếu các tiếng trong từ có quan hệ về nghĩa và cả quan hệ về âm thì đó chính là từ ghép. Ví dụ: thúng mủng, bạn bè, mơ mộng, che chắn, phẳng lặng.

- Trong từ đó nếu có 1 tiếng mang ý nghĩa, 1 tiếng còn lại không có nghĩa gì nhưng 2 tiếng lại không có quan hệ trùng nguyên âm hay phụ âm thì đó là từ ghép.

- Trong từ đó có một từ gốc Hán Việt, hình thức giống như từ láy, nhưng các tiếng đều có nghĩa thì đó chính là từ ghép như: bình minh, tham lam, cần mẫn, bảo bối, hoan hỉ, chân chất, ban bố, hảo hạng…

- Từ mà các tiếng cấu thành không có quan hệ về âm lẫn về nghĩa, đều từ thuần Việt như: tắc kè, bù nhìn, bồ hóng và các từ mượn: mì chính, xà phòng… đó là dạng từ ghép đặc biệt.

- Từ mà chúng ta nhìn vào nó mang ý nghĩa bao trùm như: sách vở, ăn uống, hoa quả… đó chính là từ ghép.

- Từ mà mang tính chất phân loại người hay vật: “hạt thóc” phân biệt với “hạt ngô” hay “hoa sen” phân biệt với “hoa mai”… cũng chính là từ ghép.


5. Bài tập 

Bài 1: Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu từ ghép:

Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm , có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa , con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che.
(Mẹ tôi, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Ngữ văn 7, tập 1)

A. 3 từ

B. 4 từ

C. 5 từ

D. 12 từ

Đáp án: D

Bài 2: Viết một đoạn văn chủ đề mùa thu hoặc ngày khai trường có độ dài từ 4 đến 6 câu, trong đó sử dụng ít nhất 2 từ ghép đẳng lập và 2 từ ghép chính phụ. 

Tham khảo:

Hôm đó em đã thức dạy thật sớm cùng mẹ chuẩn bị mọi thứ cho ngày khai trường nào là: quần áo, bút chì cùng vài cuốn vở. Em đứng say sưa ngắm nhìn bộ quần áo mới và chỉ thầm mong buổi khai trường hôm nay sẽ diễn ra thành công tốt đẹp. Đã đến lúc tới trường, em cùng mẹ đi trên con đường làng trải đầy lá vàng quen thuộc mà sao hôm nay lạ lẫm đến vậy. Bước vào cổng trường cái cảm giác trang nghiêm tràn ngập trong tâm trí em. Em bồi hồi, lo lắng và cũng mừng rỡ vì đã được đi học. Ấn tượng của ngày đầu tiên đi học khiến em nhớ mãi ‐ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời em. 

- Từ ghép đẳng lập: "quần áo", "tâm trí". 

- Từ ghép chính phụ: "Bút chì", "cuốn vở", "lá vàng", "con đường".

icon-date
Xuất bản : 27/12/2021 - Cập nhật : 28/12/2021

Tham khảo các bài học khác