logo

Tác dụng của điệp ngữ

Câu hỏi: Tác dụng của điệp ngữ

Trả lời:

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích khác nhé!


1. Ví dụ về điệp ngữ:

Ví dụ 1:

 “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

Ví dụ 2:  “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Tác dụng của điệp ngữ

2. Phân loại điệp ngữ

Điệp ngữ cách quãng

Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ, trong đó, các từ và cụm từ này thường cách quãng, không có sự liên tiếp.

Ví dụ:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Điệp ngữ nối tiếp

Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp với nhau.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung, trắng cả rừng chiều”.

(Gửi em, cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)

Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng)

Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ nằm ở cuối câu trên, chuyển xuống đầu câu dưới tiếp theo để giúp câu văn, câu thơ liền mạch với nhau về ngữ nghĩa. Hình thức điệp này thường được dùng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thất ngôn tứ tuyệt…

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

Trong đoạn thơ trên, hai từ “thấy” và “ngàn dâu” được lặp lại ở đầu câu sau để tạo sự chuyển tiếp, gợi lên cảm giác trùng trùng điệp điệp về màu xanh của ngàn dâu. Đây còn là ẩn dụ về nỗi nhớ chồng trải dài đến vô tận của người chinh phụ.

icon-date
Xuất bản : 24/12/2021 - Cập nhật : 28/12/2021

Tham khảo các bài học khác