logo

Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ nói về điều mà người mẹ muốn nhắn nhủ với người con.

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ nói về điều mà người mẹ muốn nhắn nhủ với người con.

Bài làm:

Các bạn biết không dù các bạn là người như thế nào, là con chủ tịch là thằng nhà quê là thằng công nhân thì luôn có một người sẵn sàng chờ bạn. Đó là mẹ bạn, mẹ tôi cũng vậy. Mẹ luôn nhắn nhủ dù con có như thế nào đi nữa hãy làm một người tốt. Để người ta ai cũng gặp con với niềm vui sự thành thật. Gặp mẹ với hân hoan nụ cười, ra đường người ta khen con mẹ như này như kia. Tôi cũng không quên và cũng đã làm được những việc có ý nghĩa qua đây tôi cũng nhắn nhủ bạn hãy làm người tốt để mẹ vui lòng.

Cùng Top lời giải viết một đoạn văn ngắn nói về điều mà người mẹ muốn nhắn nhủ với người con trong bài cổng trường mở ra nhé!

Dàn ý:

- Người mẹ không trục tiếp nói chuyện với con hoặc với ai cả. Nhưng mẹ nhìn con ngủ như muốn tâm sự với con. Nhưng thực ra đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm của riêng mình.

- Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ khó nói bằng lời  bà là một người mẹ giàu cảm xúc giàu tình yêu thương con.

- Tâm trạng mẹ:

   +  Không ngủ được 

   +  Mẹ không được tập chung được việc gì cả, mẹ xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con

   +  Mẹ lên giường trằn trọc bởi nhớ lại thuở học trò của mình

- Như vậy mẹ thao thức không ngủ triền miên suy nghĩ

Đoạn văn mẫu 1: 

Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ nói về điều mà người mẹ muốn nhắn nhủ với người con.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Đoạn văn mẫu 2: 

“Cổng trường mở ra” cho thấy tấm lòng yêu thương của người mẹ dành cho đứa con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường. Vào đêm trước ngày khai trường, con cảm thấy háo hức nhưng không có mối bận tâm nào khác ngoài việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Ngược lại, mẹ lại không tập trung làm được một việc gì cả. Mẹ dặn mình phải đi ngủ sớm nhưng lại trằn trọc không ngủ được. Bỗng nhiên, người mẹ nhớ lại ngày đầu tiên con đi học hồi ba tuổi đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Cả ngôi trường mới cũng đã quen với thầy cô và bạn bè mới. Từ đó, mẹ nhận ra không phải vì lo lắng cho con đến nỗi không ngủ được. Mà chính vì những kỉ niệm đang ùa về. Và rồi mẹ tin tưởng rằng con đã lớn và sự chuẩn bị chu đáo của con trước ngày khai trường. Có thể thấy mẹ luôn yêu thương và dành cho con sự quan tâm, tin tưởng. Sự kiện ngày khai trường đầu tiên khi con vào lớp Một đã gợi lại trong mẹ kỉ niệm về thời thơ ấu của người mẹ. Ngày đầu tiên khai trường với những hồi hộp và rạo rực. Sau đó, người mẹ nhớ đến ngày khai trường ở Nhật. Ngày khai trường là một ngày lễ trọng đại của toàn xã hội. Cuối cùng, người mẹ đưa ra lời nhắn nhủ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương của người mẹ đối với con.

Đoạn văn mẫu 3: 

Cổng trường mở ra - một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Lý Lan, tác phẩm đã ghi lại những cảm xúc trong sáng về ngày đầu tiên đến trường. Trong văn bản, nổi bật lên là chân dung tâm trạng của người mẹ về ngày đầu tiên đến trường của con, đồng thời mẹ cũng sống lại cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường của chính mình. Để bộc lộ nỗi niềm, tình cảm của bản thân, người mẹ đã chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí tâm sự. Bởi vậy, hình thức văn bản là lời mẹ tâm sự với con nhưng thực tế đây lại chính là tâm sự, độc thoại của mẹ với chính mình. Với hình thức này, tác giả dễ dàng để cho nhân vật tự bộc lộ các cung bậc cảm xúc khác nhau của mình.

icon-date
Xuất bản : 26/12/2021 - Cập nhật : 28/12/2021

Tham khảo các bài học khác