logo

Truyện Tích chu của tác giả nào? Ý nghĩa truyện Tích chu

Câu trả lời chính xác nhất: Truyện Cậu bé Tích Chu thuộc thể loại truyện Cổ tích dân gian Việt Nam. Chính vì vậy tác giả là tác giả dân gian và sơ khai được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.

Câu truyện cổ tích cậu bé Tích Chu là một câu truyện mang đầy ý nghĩa sâu sắc để giáo dục cho các bé biết quan tâm, yêu thương mọi người nhất là những người trong gia đình của mình, biết vâng lời người lớn, không được ham chơi. Qua đó còn cho các bé thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình đã giúp cho cậu bé Tích Chu vượt qua rất nhiều khó khăn.

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Truyện Tích chu của tác giả nào? Ý nghĩa truyện Tích chu? Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây về truyện Cậu bé Tích Chu, mời các bạn cùng theo dõi.


1. Tìm hiểu chung về truyện Cậu bé Tích chu:

Truyện Cậu bé Tích Chu thuộc thể loại truyện Cổ tích dân gian Việt Nam. Chính vì vậy tác giả là tác giả dân gian và sơ khai được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Đây được đánh giá là một trong những truyện cổ tích được ưa chuộng và gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. mang giá trị đạo đức về sự quan tâm, chia sẻ lớn lao và truyện được đưa vào chương trình học.

Và sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nội dung câu chuyện:

Câu chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Hàng ngày, bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:

– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.

Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm.

Truyện Tích chu của tác giả nào, Ý nghĩa truyện Tích chu

Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

Bà gọi một lần, hai lần… rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:

– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!

– Cúc cu… cu! Cúc… cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!

Trước sự ra đi của bà, cậu bé Tích Chu đau lòng và hối hận. Bởi bà cậu nói rằng bà quá khát nước nên phải biến thành chim đi tìm nước uống và không quay về nữa. Nghe đến đây cậu bé òa khóc nước nở, một bà Tiên hiện ra chỉ bảo với cậu rằng nếu muốn cứu bà quay về hãy đi lấy nước suối Tiên cho bà uống nhưng con đường đến suối rất xa và cực nhọc.

Tuy nhiên, Tích Chu vẫn quyết một mực sẽ đi lấy nước suối Tiên về cho bà uống để bà sống lại, trở thành người bên cạnh cậu. Vì vậy mà cậu hỏi bà Tiên về con đường đến suối Tiên và lập tức lên đường. Vượt qua bao nhiêu khó khăn hiểm trở của núi rừng thì Tích Chu đã lấy được nước cho bà uống.

Sau khi uống nước suối Tích Chu lấy về, bà cậu liền trở thành người. Tích Chu mừng rỡ, ôm chầm lấy bà và xin lỗi. Từ đó, Tích Chu hết lòng yêu thương, chăm sóc bà của mình. Hai bà cháu sống nương tựa vào nhau hạnh phúc, yêu thương.

>>> Tham khảo: Truyện “Thỏ con không vâng lời” của tác giả nào?


2. Ý nghĩa câu chuyện:

Truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu là một câu truyện mang đầy ý nghĩa sâu sắc để giáo dục cho các bé biết quan tâm, yêu thương mọi người nhất là những người trong gia đình của mình, biết vâng lời người lớn, không được ham chơi. Qua đó còn cho các bé thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình đã giúp cho cậu bé Tích Chu vượt qua rất nhiều khó khăn. Cụ thể là:

a. Bài học về lòng hiếu thảo:

- Đây là ý nghĩa quan trọng và nổi bật nhất của câu chuyện, mở đầu bằng mô típ quen thuộc, Tích Chu là cậu bé ham chơi, không bao giờ quan tâm đến người khác, luôn chỉ nghĩ cho bản thân mình nên cũng không biết yêu thương. Người bà là gia đình, nhưng cậu bé không đủ nhận thức điều đó quan trọng thế nào, nên mới bỏ bê phá phách, làm buồn lòng bà. Câu chuyện đã xây dựng tình huống đặc sắc, khi để người bà hóa thành chim để cậu bé buộc phải đối diện và nhận ra sai lầm của mình lớn đến thế nào, để cậu buộc phải hành động và thay đổi. Tác phẩm phê phán những đứa trẻ ham chơi, không biết hiếu kính với ông bà, không biết quan tâm và chăm sóc họ khi họ đã già hiếu. Đồng thời là bài học răn đe những đứa cháu phải biết yêu thương ông bà ngay từ khi còn nhỏ, đó là đạo đức làm người, cội nguồn của tâm hồn. Ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn.” Đối với những người ta mang ơn ta luôn phải ghi nhớ, huống gì ông bà là những người yêu thương chúng ta vô bờ bến, không màng quyền lợi, lại càng phải yêu thương quan tâm, để đền đáp công ơn to lớn đó.

b. Bài học về sự hối lỗi và sửa chữa lỗi lầm:

Hình ảnh cậu bé Tích Chu đau khổ, òa khóc khi về thấy bà mất biến thành con chim cho ta thấy sự hối lỗi của cậu. Nhưng vượt lên trên đó chính là biết sửa lỗi. Tích Chu sửa lỗi bằng cách vượt rừng núi, đường xá xa xôi để tìm dược nước Tiên cứu sống bà. Đây là một bài học giá trị mà chúng ta cần phải tiếp thu.

c. Bài học về cách giáo dục:

- Trẻ em như tờ giấy trắng, những người lớn là những người sẽ viết lên nó đầu tiên, trắng hay đen tùy thuộc vào cách định hướng, Tích Chu trở nên ham chơi, vô tâm một phần cũng do cách dạy sai của bà, quá nuông chiều cháu dẫn đến việc cậu bé ỷ lại vào tình yêu thương, cũng như không được xây dựng phẩm chất từ nhỏ, nên không có những nhận thức đúng đắn. Vì vậy, cần phải nghiêm khắc, phải dạy dỗ những đứa con của mình một cách cứng rắn, phải mạnh mẽ ngay từ lúc còn thơ, không nên mềm lòng mà làm hỏng cả một đời người sau này. Cách giáo dục vô cùng quan trọng, nếu dạy sai, chỉ vì cách yêu thương không đúng thì chỉ có hại chứ không có lợi.

- Những bậc cha mẹ, ông bà có sự ảnh hưởng lớn đến nhân cách của con trẻ, vì vậy người lớn phải làm gương trước cho trẻ con, sau đó là nghiêm khắc với những lỗi lầm, câu nói “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là vì vậy.

d. Bài học về sự quan tâm

- Bài học chủ đao, quan trọng nhất mà chúng ta cần tiếp thu sau khi đọc xong truyện này chính là bài học về sự quan tâm. Quan tâm mọi người xung quanh khi còn có thể để tránh phải hối hận sau này. Bởi cuộc sống hiện tại không giống như truyện Cổ tích sẽ có bà tiên, ông bụt hay kỳ tích xuất hiện khi ta biết hối lỗi. Do vậy, hãy qan tâm đến mọi người xung quanh, nhất là những người yêu thương, chăm sóc mình.

--------------------------------

Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về câu hỏi Truyện Tích chu của tác giả nào? Ý nghĩa truyện Tích chu. Hi vọng cùng với câu trả lời và phần tìm hiểu truyện trên, chúng tôi có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu chuyện.

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022