logo

Đánh đồng là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: “Đánh đồng” có thể được hiểu theo những nghĩa sau:

- Nghĩa thứ nhất: Đánh đồng dùng trong ngữ cảnh chơi cờ: Đánh cờ không chấp.

Ví dụ: Bữa nay đánh đồng, chấp một xe thua anh hoài.

- Nghĩa thứ hai: đánh đồng có nghĩa là coi ngang bằng, coi như nhau những cái vốn là khác nhau.

Ví dụ: Đánh đồng người tốt với kẻ xấu.

- Nghĩa thứ ba: đánh đồng có nghĩa là coi như nhau, không phân biệt.

Ví dụ: Không nên đánh đồng bạn và thù.

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Đánh đồng là gì, Toploigiai đã mang tới tìm hiểu sau đây về ngữ pháp Tiếng Việt và từ “Đánh đồng”, mời các bạn cùng theo dõi.


1. Tìm hiểu chung về ngữ pháp

- Ngữ pháp được định nghĩa là toàn bộ các quy tắc hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ. Các yếu tố ngôn ngữ bao gồm từ, cụm từ và câu.

- Ngữ pháp học được coi là một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về ngữ pháp. Ngữ pháp học gồm hai bộ phận là từ pháp học và cú pháp học. Trong đó:

+ Từ pháp học: chuyên nghiên cứu về phương thức cấu tạo từ và từ loại

+ Cú pháp học: nghiên cứu về quy tắc kết hợp các từ thành cụm từ, câu.

- Một số đặc điểm của ngữ pháp như tính khái quát, tính hệ thống, tính bền vững.

+ Tính khái quát: so với các bộ phận khác của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng thì ngữ pháp có tính cao hơn.

+ Tính hệ thống: ngữ pháp bao gồm các đơn vị, kết cấu và quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị, do đó, ngôn ngữ có tính hệ thống.

+ Tính bền vững: So với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp có sự biến đổi chậm hơn và ít hơn, vì vậy nó có tính bền vững hơn.

>>> Tham khảo: Chân thành hay trân thành chuẩn ngữ pháp là từ nào?


2. Các đặc điểm của ngữ pháp:

- Tính khái quát: Như đã biết, ngôn ngữ có tính khái quát. So với các bộ phận khác của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng) thì ngữ pháp có tính khái quát cao hơn. Vì ngữ pháp là toàn bộ quy tắc, quy luật biến hình từ, đặc tính ngữ pháp của từ loại và các quy tắc kết hợp từ tạo nên cụm từ và câu.

- Tính hệ thống: Nói đến hệ thống là nói đến các yếu tố lớn hơn hai và mối quan hệ giữa chúng. Ngữ pháp của mỗi ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các đơn vị, kết cấu và quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị đó. Do đó, ngữ pháp có tính hệ thống.

Tính bền vững: So với ngữ âm và từ vựng thì ngữ pháp biến đổi ít hơn và chậm hơn. Trong nhiều thế kỉ, ngữ pháp của một ngôn ngữ dù có ít nhiều biến đổi nhưng vẫn giữ được cái cốt lõi của nó. Chính vì vậy ngữ pháp có tính bền vững.

>>> Tham khảo: Các thành phần của câu - Cấu tạo ngữ pháp của câu


3. Đặc điểm của ngữ pháp tiếng Việt:

Tiếng trong tiếng Việt là đơn vị dễ nhận diện bởi vì nó được cấu tạo bằng một âm tiết, mỗi âm tiết được phát âm tách rời nhau và được viết bằng một chữ viết. Có ba phương thức ngữ pháp chủ yếu trong tiếng Việt là phương thức trật tự từ, phương thức hư từ và phương thức ngữ điệu.

Đánh đồng là gì

- Phương thức trật tự từ: việc thay đổi trật từ từ trong tiếng Việt có thể dẫn đến việc thay đổi ý nghĩa của chúng.

Ví dụ: Từ “bàn năm” khác với ý nghĩa của từ “năm bàn”, hay “đến trường nó đi” khác với ý nghĩa của từ “nó đi đến trường”.

- Phương thức hư từ: Hư từ là những từ không có khả năng độc lập để trở thành thành phần câu nhưng có thể làm thay đổi nghĩa của câu.

Ví dụ: “anh Hai đã đi học” khác với “anh Hai chưa đi học” hay “anh Hai sẽ đi học”. Hoặc “anh và em” khác với “anh của em” hay “anh vì em”.

- Phương thức ngữ điệu: qua ngữ điệu của câu mà người nghe có thể thấy được sự khác nhau trong thông điệp của người nói.

Ví dụ: Cùng một câu như “đêm hôm qua, cầu gãy” và “đêm hôm, qua cầu gãy” nhưng rõ ràng ngữ điệu khác nhau khiến chúng ta hiểu theo những cách khác nhau.

Đánh đồng là gì

4. Các phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong tiếng Việt

Tất cả các từ trong mọi ngôn ngữ đều được tạo ra theo một phương thức nào đấy. Trong tiếng Việt, phương thức cấu tạo từ chủ yếu là phương thức ghép và phương thức láy.

- Ghép là phương thức kết hợp các hình vị (tiếng) với nhau theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – gọi là từ ghép.

Ví dụ: mua + bán = mua bán

toán + học = toán học

- Láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới – gọi là từ láy.

Ví dụ: lạnh → lành lạnh

buồn → buồn bã


5. Đánh đồng là gì?

Từ phần 3. Đặc điểm của ngữ pháp tiếng Việt, ta có thể thấy rằng, Tiếng Việt rất phong phú, chỉ cần thay đổi một dấu chấm hay phẩy trong câu là nghĩa của câu đã khác đi rồi, từ cũng vậy, một từ cũng có thể mang nhiều nghĩa khác nhau, chẳng hạn như từ “Đánh đồng”. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các nghĩa của từ đánh đồng nhé:

“Đánh đồng” có thể được hiểu theo những nghĩa sau:

- Nghĩa thứ nhất: Đánh đồng dùng trong ngữ cảnh chơi cờ: Đánh cờ không chấp.

Ví dụ: Bữa nay đánh đồng, chấp một xe thua anh hoài.

- Nghĩa thứ hai: đánh đồng có nghĩa là coi ngang bằng, coi như nhau những cái vốn là khác nhau.

Ví dụ: Đánh đồng người tốt với kẻ xấu.

- Nghĩa thứ ba: đánh đồng có nghĩa là coi như nhau, không phân biệt.

Ví dụ: Không nên đánh đồng bạn và thù.

--------------------------

Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về câu hỏi Đánh đồng là gì?. Hi vọng thông qua bài tìm hiểu mở rộng trên, chúng tôi có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn nội dung câu hỏi. 

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022