logo

Các thành phần của câu - Cấu tạo ngữ pháp của câu

Một bài văn được cấu tạo nên từ nhiều đoạn văn. Một đoạn văn lại được cấu tạo nên từ nhiều câu văn hợp thành. Vậy để bài văn hay, chúng ta cần xây dựng từ móng, đó là khiến cho câu văn hay. Đầu tiên, cùng Toploigiai đi tìm hiểu về Các thành phần của câu - Cấu tạo ngữ pháp của câu để biết rõ hơn nhé!


1. Các thành phần của câu, cấu tạo ngữ pháp của câu

Các thành phần của câu - Cấu tạo ngữ pháp của câu

Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn, thành phần không bắt buộc phải có mặt được gọi là thành phần phụ. Trong câu có hai thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ:

Chủ ngữ của câu

Là bộ phận chính của câu kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, tính chất, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ v.v .. Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?

Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

Vị ngữ của câu

Là bộ phận chính của câu có thể kết hợp với các trạng ngữ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi Làm gì? Làm thế nào, cái gì, nó là gì?

Vị ngữ thường là một động từ hoặc một động từ, một tính từ hoặc một cụm tính từ, một danh từ hoặc một cụm danh từ. Trong câu có thể có một hay nhiều vị ngữ.

 Trạng ngữ (TN)

Là bộ phận phận phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. TN bổ sung tình huống cho câu (chỉ thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,...). Câu có thể có hoặc không có TN. TN thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với CN, VN bằng dấu phẩy. Câu có thể có một hoặc nhiều TN. Các TN có thể cùng một ý nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa khác nhau.

Các nội dung dưới đây tuy không học trong chương trình SGK nhưng với các em HSG cũng nên tham khảo để các em có cái nhìn tổng thể về mảng kiến thức này.

+ Định ngữ (ĐN): Là bộ phận phụ của câu. ĐN bổ sung ý nghĩa cho danh từ (DT) trong câu. DT nào trong câu cũng có thể có ĐN. Các ĐN có thể đứng trước hoặc đứng sau DT. ĐN đứng trước chỉ số lượng, khối lượng; ĐN đứng sau chỉ đặc điểm, sở hữu.

+ Bổ ngữ (BN): Là thành phần phụ của câu. BN bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT trong câu. BN phụ cho động từ (ĐT) thêm các ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nơi chốn, cách thức,...BN phụ cho tính từ (TT) thêm các ý nghĩa về đối tượng, mức độ,...của tính chất. ĐT, TT nào trong câu cũng có thể có BN, Các BN có thể đứng trước hoặc đứng sau ĐT, TT.

>>> Tham khảo: Các loại liên kết câu và liên kết đoạn văn


2. Dấu hiệu nhận biết những thành phần chính, phụ của câu

Đối với thành phần chính, dấu hiệu nhận biết:

- Chủ ngữ: nói chung đứng trước vị ngữ trong câu và chỉ chủ thể được nói đến trong vị ngữ (hành động, trạng thái, tính chất …).

Trả lời các câu hỏi: Ai ?, Cái gì ?, Con gì? Vị ngữ: nói chung đứng sau chủ ngữ, chỉ đặc điểm của chủ thể nói về chủ ngữ. Trả lời các câu hỏi “Làm gì?” ,”Như thế nào?”,”Cái gì?”.

Đối với thành phần phụ, dấu hiệu nhận biết:

- Trạng ngữ: để dừng ở đầu, giữa hoặc cuối câu và nêu tình huống trong không gian, thời gian, hình thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích, v.v … trong đó sự việc được nói đến trong câu diễn ra.

Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ, nêu lên và nhấn mạnh đề tài của câu và có thể kết hợp với các từ đối với … ở trước.

>>> Tham khảo: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu "tôi chạy vắt chân lên cổ cho kịp giờ học"


3. Cấu tạo ngữ pháp của câu

Kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp của câu là Câu đơn và câu ghép

Câu đơn

- Câu đơn là câu do một cụm chủ - vị tạo nên.

- Câu đơn có thể có nhiều chủ ngữ hoặc nhiều vị ngữ giữ chức vụ là bộ phận song song.

Ví dụ: Hôm nay, tôi đi học

Câu ghép

- Câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm chủ - vị độc lập tạo thành nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa.

Ví dụ: Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Câu mở rộng thành phần là câu chỉ mở rộng 1 thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ.

Ví dụ: Cậu ấy làm tôi thất vọng. ( mở rộng thành phần vị ngữ)

Kiểu câu xét theo mục đích nói là: Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến

a. Câu trần thuật (câu kể)

b. Câu nghi vấn (câu hỏi)

- Câu nghi vấn là kiểu câu dùng để hỏi, tìm hiểu những thông tin chưa biết.

- Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?) và có các từ để hỏi (mấy, bao nhiêu, ai, nào, đâu, sao, bao giờ, chưa, gì…)

c. Câu cầu khiến (câu khiến),

- Câu cầu khiến là kiểu câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, mệnh lệnh, …của người nói (người viết) với người khác.

- Câu nghi cầu khiến kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.) và thường có các từ ngữ thể hiện yêu cầu (hãy, đừng, chớ…).

d. Câu cảm thán (câu cảm)

------------------------------

Vậy là trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Các thành phần của câu - Cấu tạo ngữ pháp của câu. Hy vọng sau bài học hôm nay, các bạn sẽ làm bài và đạt kết quả thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 07/09/2022 - Cập nhật : 10/09/2022