logo

Trường từ vựng trong bài "Lão Hạc"

Trong tiếng Việt có một khái niệm quan trọng nhưung lại được ít người để ý. Đó chính là các trường từ vựng. Trường từ vựng là tập hợp hàng loạt đơn vị từ vựng có sự liên kết với nhau theo một tiêu chí nhất định. Để làm rõ về định nghĩa này, cùng Toploigiai đi tìm các trường từ vựng trong bài "Lão Hạc" dưới đoạn trích sau.


1. Trường từ vựng là gì?

trường từ vựng trong bài lão hạc

Có thể hiểu, trường từ vựng là tập hợp hàng loạt đơn vị từ vựng có sự liên kết với nhau theo một tiêu chí nhất định. Thông thường, các trường từ vựng được hình thành trên mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều: Trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc trường từ vựng theo quan hệ dọc. Như vậy, trường từ vựng là tập hợp các từ có nét chung về nghĩa.

Trường từ vựng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Hiện nay ở nước ta có ba thuật ngữ trường từ vựng – ngữ nghĩa, trường nghĩa, trường từ vựng cùng để chỉ một khái niệm. Tuy nhiên do đặc tính mà sách giáo khoa lựa chọn thống nhất sử dụng khái niệm trường từ vựng.

Cơ sở của trường từ vựng là tính hệ thống của từ vựng về mặt ngữ nghĩa. Từ vựng là một hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống lại chia thành nhiều hệ thống nhỏ hơn. Mỗi tiểu hệ thống, mỗi hệ thống nhỏ trong tiểu hệ thống lại làm thành một trường từ vựng.

>>> Tham khảo: Tác phẩm lão Hạc được viết theo thể loại nào?


2. Phân loại

Xuất phát từ mối quan hệ về nghĩa thì trường từ vựng được phân loại như sau:

– Trường tuyến tính tức là tập hợp các từ vựng nằm trên một trục tuyến tính. Chúng có khả năng kết hợp với một hoặc nhiều từ tại trục đó.

Để xác lập các trường tuyến tính, ta có thể chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có khả năng kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính.

– Trường trực tuyến bao gồm trường từ vựng biểu hiện sự vật và trường từ vựng biểu hiện khái niệm. Trong đó:

+ Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu thị vật.

Để xác lập trường nghĩa biểu thị sự vật, ta có thể chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, sau đó thu thập các từ ngữ có phạm vi gần với danh từ được chọn làm gốc.

– Trường liên tưởng là hệ thống các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng đến ý nghĩa với một từ trung tâm nào đó.

Để xác lập trường liên tưởng, chúng ta cần chọn ra một từ trung tâm, từ đó tìm ra những từ khác dựa vào mối quan hệ khác nhau.

>>> Tham khảo: Cái chết của Lão Hạc gợi cho em những suy nghĩ gì?


3. Ví dụ về trường từ vựng

Ví dụ 1: 

Ta gối những mùa yêu

Xuân căng đầy lộc biếc

Hạ còn nhiều luyến tiếc

Thu ươm nồng tinh khôi

Đông muộn phiền xa xôi

(Tác giả: Toàn Tâm Hòa)

Qua đoạn thơ trên, ta thấy “Xuân”, “hạ”, “thu”, “đông” đều được sử dụng để chỉ bốn mùa trong năm. Bên cạnh đó, trên cơ sở định nghĩa trường từ vựng là gì nêu ở trên, ta đưa ra kết luận các từ in đậm trong đoạn thơ trên thuộc trường từ vựng “mùa trong năm”.

Ví dụ 2: Những ngày Hà Nội chớm thu cũng là thời điểm một năm học mới bắt đầu. Tiếng ve mùa hè đã vắng dần nhường chỗ cho tiếng trống tựu trường cùng với sự nô nức của hàng triệu học sinh, sinh viên trên khắp cả nước. Có lẽ đây là một khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ sẽ tồn tại mãi trong tiềm thức của mỗi con người. Để rồi, khi nhớ lại, những hình ảnh về thầy cô, bạn bè lại khiến cho chúng ta luyến tiếc không thôi. Khi chứng kiến hình ảnh các em cắp sách đến trường, tôi không ngừng nhớ về những ký ức tươi đẹp. Sân trường, hàng ghế đá, lớp học, bảng đen, phấn trắng vẫn còn đó nhưng mỗi người lại ở một nơi theo đuổi những ước mơ của riêng mình.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng trường từ vựng “trường học” để nói đến cảm xúc về ngày tựu trường, bao gồm:

– Chỉ con người: học sinh, sinh viên, thầy cô, bạn bè;

– Chỉ các sự vật: sân trường, hàng ghế đá, bảng đen, phấn trắng.


4. Trường từ vựng trong bài "Lão Hạc"

“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lõa mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :

- Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

Các trường từ vựng trong bài "Lão Hạc" trên đoạn trích:

+ Đoạn 1 : Vui vẻ, mếu, ầng ậng, xót xa ( Trường từ vựng chỉ trạng thái )

+ Đoạn 2 : Co rúm, ngoẹo, móm mém, hu hu ( Trường từ vựng chỉ hoạt động )

Tác dụng: Các trường từ vựng trên bổ nghĩa cho đoạn văn, tăng tính biểu cảm, hấp dẫn hơn cho đoạn trích.

------------------------------

Vậy là trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về trường từ vựng và các trường từ vựng trong bài "Lão Hạc". Chúc các bạn học tập tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 11/10/2022