logo

So sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Mỗi địa phương sẽ có từ ngữ riêng chỉ được dùng ở địa phương đó. Biệt ngữ là những từ ngữ tương tự từ “lóng”, chỉ được sử dụng ở một số tầng lớp xã hội nhất định. Vậy phân biệt chúng như thế nào? Mời các bạn cùng Toploigiai đến ngay bài viết so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội dưới đây ngay nhé!


1. Khái niệm từ ngữ địa phương

so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Căn cứ vào phạm vi sử dụng, người ta chia thành nhiều lớp từ khác nhau, trong đó có từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân sử dụng một cách thống nhất.

Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.

Ví dụ:

- Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)...

- Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao), rứa (thế) , ..

- Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), ...

- "Con về tiền tuyến xa xôi

Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền."

(Tố Hữu)

b. Các kiểu từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phương tương ứng nghĩa với từ ngữ toàn dân:

Ví dụ:

- Nam Bộ: tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, ...

- Nghệ Tĩnh: bọ - cha, mô - đâu, tê -kìa, trốc - đầu, khau - gầu, tru - trâu, ...

Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở một hoặc một số địa phương (khi được sử dụng phổ biến sẽ gia nhập vốn từ toàn dân).

Ví dụ:

- Nam Bộ: sầu riêng, mãng vịt, mù u

- - Trung Bộ: nhút, chẻo - nước mắm

Bắc Bộ: thúng (đơn vị để đong thóc, gạo), ...

>>> Tham khảo: Tìm các từ ngữ địa phương trong đoạn văn sau và giải thích nghĩa của chúng: "Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo.."


2. Biệt ngữ xã hội là gì?

Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được sứ dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định (Tầng lớp xã hội có thể là vua quan trong triều đình phong kiến; tầng lớp thượng lưu, trung lưu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám; những người buôn bán, lái xe, quân đội, học sinh sinh viên, những người chơi thể thao, những người cùng theo một tôn giáo, làm cùng một nghề,…).

Ví dụ: – Biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,…

– Biệt ngữ của những người buôn bán, “phe phẩy” (thời bao cấp): bắt mồi, dính, phảy, luộc, búa, nặng doa, ế vở, guồng, nhẩu, dầm, sôi me,…

– Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp): chọi, choai, xế lô, bổ, dạt vòm, đột vòm, rụng, táp lô, bè, đoa,…

Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng trong các hoàn cảnh dưới đây:

Thứ nhất: Trong khẩu ngữ, việc sử dụng biệt ngữ xã hội để giao tiếp với người cùng tầng lớp với mình để tạo sự thân mật, gần gũi.

Thứ hai: Trong thơ văn, sáng tác các tác phẩm văn học để làm tăng tính biểu cảm cũng như thể hiện rõ tầng lớp xã hội, làm nổi bật tính cách của nhân vật.

Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

>>> Tham khảo: Thế nào là từ ngữ địa phương?


3. So sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Từ ngữ địa phương

- Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.

- Ví dụ

+ Mẹ: bầm, u, má,

+ tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …

Biệt ngữ xã hội

- Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu.

- Ví dụ

+ Trong xã hội phong kiến: hoàng đề, long nhan, trẫm, hoàng tử, băng hà,...

+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…


4. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Nhằm tăng giá trị biểu cảm, khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải chú ý đến tình huống giao tiếp:

Ví dụ:

"Chuối dầu vờn đã lổ

Cam đầu ngõ đã vàng

Em nhớ ruộng nhớ vườn

Không nhớ anh răng được"

(Trần Hữu Chung)

lổ: trổ

Đây là những từ thuộc phương ngữ Trung Bộ. Khi sử dụng, nó đã làm tăng tính địa phương của tác phẩm.

răng: sao

"Trên mấy nhà sàn buồn tênh, ba bốn bà ké nhìn ra, nhớ những ngày vui của các đồng chí đóng tại nhà mình."

(Nguyễn Huy Tưởng)

"Bà ké" gợi cho ta hình ảnh bà mẹ người dân tộc thiểu số Việt Bắc. Trong kháng chiến, những người mẹ đó không quản ngại hy sinh, gian khổ giúp bộ đội trên đường hành quân đi chiến dịch.

Trong thơ văn, có thể dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để tô đậ thêm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ và tính cách nhân vật.

Trong khẩu ngữ, chỉ nên dùng từ ngữ địa phương ngay tại địa phương đó hoặc giao tiếp với người cùng địa phương, cùng tầng lớp xã hội để tạo sự thân mật, tự nhiên.

Muốn tránh lạm dụng từ nữg địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

-------------------------------

Vậy là trên đây, Toploigiai đã cùng bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi so sánh từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Chúc các bạn học tập thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 11/10/2022 - Cập nhật : 11/10/2022