logo

Cho câu chủ đề lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng giàu lòng tự trọng

Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao viết về đề tài người nông dân trong xã hội phong kiến cũ, được đăng báo lần đầu vào năm 1943. Dưới đây là tổng hợp của Toploigiai về những đoạn văn viết về câu chủ đề Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng giàu lòng tự trọng.


1. Đôi nét vè tác giả, tác phẩm Lão Hạc

a. Tác giả

- Nam Cao (1917- 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri

- Quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Năm 1941, ông có tập truyện đầu tay là Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ rất được đón nhận, sau đó đã được dổi tên là Chí Phèo.

+ Tháng 4 năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên

+ Đến năm 1946, ông ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc

+ Năm 1950 Nam Cao làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam và làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ.

+ Ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.

+ Những tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Cái chết của con Mực, Con mèo…

- Phong cách nghệ thuật

+ Đề cao con người tư tưởng: Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người".

+ Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật

+ Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc

+ Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.

 - Vị trí và tầm ảnh hưởng

+ Là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại.

+ Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỉ XX. Nam Cao đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một bước đột phá: chủ nghĩa hiện thực tâm lí.

+ Ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996.

b. Tác phẩm

Cho câu chủ đề lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng giàu lòng tự trọng

Hoàn cảnh sáng tác:

- “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943. Là truyện ngắn xuất sắc về người nông dân trong xã hội phong kiến của Nam Cao.

Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → cũng xong: Lão Hạc kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo hai việc.

- Phần 2: Tiếp theo → đáng buồn: Cuộc sống của lão sau khi bán chó.

- Phần 3: Còn lại: Cái chết của lão Hạc.

Thể loại: Truyện ngắn.

PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Giá trị nội dung: 

- Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.

Giá trị nghệ thuật:

- Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, khách quan.

- Xây dựng nhân vật tiêu biểu, điển hình

- Kết hợp triết lí và trữ tình.

>>> Tham khảo: Trường từ vựng trong bài "Lão Hạc"


2. Tóm tắt tác phẩm

Truyện là lời kể của ông Giáo về mảnh đời bất hạnh của người hàng xóm gần nhà tên là lão Hạc. Lão Hạc đã già cả rồi, hằng ngày đi làm thuê để kiếm sống. Nhà lão chẳng có ai, vợ lão mất từ lâu còn con trai bỏ đi miền Nam để làm đồn điền cao su. Sau một trận bão táp, hoa màu của lão mất trắng. Đã thế, lão còn bị ốm nặng nên lão quyết định bán Cậu Vàng - con chó của lão- đi. Sau khi bán chó, ông Lão qua lời kể của ông Giáo vô cùng đau đớn, ân hận vì đã giết nó, đã lừa nó. Bán chó đi, ông lão chẳng dám ăn gì, chỉ ăn khoai lang, rau má. Lão sang nhà ông Giáo gửi toàn bộ số tiền để dành cùng mảnh vườn cho con trai vì ông lão tin tưởng người hàng xóm của mình sẽ thực hiện điều đó. Được vài hôm sau khi đã gửi lại tài sản cho người đáng tin cậy, lão Hạc tự vẫn bằng bả chó. Cái chết của lão không ai hiểu được, ngoài những người hàng xóm thấu hiểu hoàn cảnh đau thương của ông.

Cho câu chủ đề lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng giàu lòng tự trọng

3. Cho câu chủ đề Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng giàu lòng tự trọng. Viết đoạn văn theo câu chủ đề trên.

Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch ,giàu lòng tự trọng. Lão Hạc là một người nông dân lương thiện, hiền lành, chất phác nhưng sống cô đơn do vợ mất sớm, con bỏ đi đồn điền cao su . Lão giàu tình yêu thương, lão yêu con mình, yêu cả con chó được lão đặt tên là cậu Vàng. Có lẽ việc làm khiến lão hối hận, dằn vặt nhất chính là đã lừa và bán câu VÀng- người bạn thân thiết của lão.  Lão bị một trận ốm nặng khôgn có tiền để ăn và duy trì sự sống nhưng lão nhất quyết không động vào số tiền mà lão dã dành cho con. Lão quyết định bán chó, quyết định cay đắng khi bán đi một tri kỷ của mình để giữ trọn chữ tín với con. Ngay cả khi chết lão vẫn không muốn mọi người lo cho mihf nên đã chuẩn bị rất chu dáo cho sự ra đi của mình. Lão chuẩn bị, sắp xếp cho cái chết một cách tỉ mỉ và cẩn thận khi nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi tiền làm ma để đỡ phiền hàng xóm. Lòng tự trọng ấy cao đẹp biết bao. Lão đã chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ để giữ phẩm giá. Lão đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người. Lão sống một cuộc đời trong sạch đến khi chết. Lão chính là người nông dân đáng khâm phục.  Lão Hạc chính là hiện thân của số phạn người nông dân trước cach mạng tháng 8. Họ toàn là những người lương thiện nhưng cuộc đời lại quá nhiều bất công đến mức phải tìm đén bước đường cùng.

>>> Tham khảo: Tác phẩm lão Hạc được viết theo thể loại nào?

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu đôi nét về tác giả, tác phẩm Lão Hạc và Viết đoạn văn với câu chủ đề Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng giàu lòng tự trọng

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 12/10/2022