Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc. Chính vì vậy chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ. Vậy những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ di sản văn hóa? Hãy để Toploigiai giải đáp giúp bạn thắc mắc này.
A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
B. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
C. Tham quan, nghiên cứu di sản.
D. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.
E. Lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi.
G. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...
Đáp án đúng là: A, B, D và E
Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc nên cần được bảo vệ. Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi bị nghiêm cấm là chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá,đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi.
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.
Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Di sản văn hóa mang lại kinh tế cho đất nước, cho con người.
Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Những hành vi làm sai lệch di tích
Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa. Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể; Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể; Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ
Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi trái pháp luật khác.
>>> Tham khảo: Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?