logo

Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?

icon_facebook

Việt Nam là vùng đất có bề dày lịch sử và nền văn hóa đa dạng, thật tự hào khi đến nay đã có rất nhiều công trình văn hóa của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Vậy di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu trong phần dưới đây.


Câu hỏi. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?

A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

C. Chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó.

D. Vì lợi ích của một vài cá nhân.

Đáp án đúng là: B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.


Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án B

Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế. Vì vậy, việc bảo tồn các di sản, di tích là việc làm quan trọng, trách nhiệm của Nhà nước và cộng đồng.


- Mục đích của di sản văn hóa

Di sản Việt Nam: Nơi lưu giữ giá trị quý báu của dân tộc và thế giới. Mục đích của " Di sản văn hóa Việt Nam" nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của cộng đồng với công tác bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đất nước. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?

- Kho tàng di sản hùng vĩ

Dù trải qua biết bao biến cố của lịch sử, bị mất mát, phá hủy bởi chiến tranh và điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng kho tàng di sản văn hóa của Việt Nam vẫn vô cùng phong phú và đa dạng. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có khoảng 40.000 di tích được kiểm kê. Trong đó, hiện có khoảng 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; trên 3.460 di tích cấp quốc gia; 107 di tích quốc gia đặc biệt. Từ năm 2012 đến nay, qua nhiều đợt xét chọn, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận 164 bảo vật quốc gia, bao gồm hiện vật và nhóm hiện vật.


- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, Việt Nam có một kho tàng vô cùng phong phú các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Kho tàng đó là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các thế hệ hôm nay kế thừa, khai thác, phát huy phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, góp phần bảo vệ, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của quá khứ, đồng thời, khai thác tốt phương diện kinh tế của di sản, đóng góp hiệu quả cho ngân sách quốc gia.

>>> Tham khảo: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là nội dung của khái niệm nào sau đây?

icon-date
Xuất bản : 03/10/2022 - Cập nhật : 29/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads