Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào. Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa. Vậy trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? Hãy cùng Toploigiai đi tìm câu trả lời nhé!
A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.
B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.
C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
D. Đấu tranh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương.
Đáp án đúng: A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.
Hành vi đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương là hành vi không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, đòi hỏi con người phải nâng cao trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa Việt Nam có cơ hội hội nhập và giao lưu với các nền văn hóa khác của thế giới để làm giàu và khẳng định bản sắc của mình. Song, hơn lúc nào hết, đây cũng là giai đoạn mà các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc phải đối diện với những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. Hội nhập quốc tế đang là một nhu cầu khách quan; nó đòi hỏi chúng ta phải mở cửa, giao lưu với cộng đồng thế giới để đón nhận và tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên, một dân tộc nào đó sẽ không còn là chính mình nếu đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Theo đó, hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là những nhu cầu tất yếu, khách quan để một dân tộc có thể tồn tại và phát triển trong xu thế toàn cầu hóa. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hai mặt thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, đối với Việt Nam, việc nhận thức rõ vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
+ Lịch sử đã chứng minh sự tiếp biến kỳ diệu của nền văn hóa Việt Nam trong điều kiện bị nước ngoài xâm lược. Đó là sự tiếp biến giữ được cốt cách dân tộc, đồng thời phát triển được bản sắc dân tộc trước những thách thức của lịch sử. Đây là một truyền thống, một "cốt cách dân tộc" cần được phát huy trong điều kiện phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.
+ Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là để khẳng định sự độc lập tự chủ của dân tộc về mọi mặt, đồng thời cũng tạo niềm tin và là cơ sở vững chắc cho các quan hệ hợp tác quốc tế. Đó là nền tảng tinh thần cho dân tộc Việt Nam vững bước đi lên. Có học giả nước ngoài đã cho rằng: "có thể thăng, có thể trầm, nhưng với lòng tự tôn mạnh, Việt Nam sẽ không chịu thấp kém" so với các dân tộc khác.
+ Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
+ Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.