Đã hứa việc gì rồi, cho dù có bị tổn thất cũng phải giữ đúng lời đã hứa. Nhưng người ta chỉ thật sự tin tưởng khi lời hứa đó được thực hiện. Vậy muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải làm gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết dưới đây nhé!
A. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.
B. Tôn trọng mọi người.
C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
D. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
Đáp án đúng: D. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm. Sống phải biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau. Chính lời hứa gây được ở người ta sự tin tưởng. Nhưng người ta chỉ thật sự tin tưởng khi lời hứa đó được thực hiện.
Người giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. Sẽ nhận được sự tin cậy tiền nhiệm của người khác đối với mình đoàn kết dễ dàng hợp tác. Chính niềm tin tưởng sẽ tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Tinh thần đoàn kết, tin cậy, tín nhiệm để dễ dàng hợp tác hơn trong công việc. Những công việc được diễn biến suôn sẻ hơn. Chữ tín chính là tài sản vô giá trong sự hợp tác giữa các công ty.
Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt chức trách và trách nhiệm của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ với mọi người ( nói và làm luôn luôn phải song hành cùng nhau).
Học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải:
+ Phân biệt được những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
+ Rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín.
+ Thật thà; trung thực, tôn trọng người khác, tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.
+ Biết tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.
>>>Tham khảo: Soạn GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín