logo

Trong truyện, thầy Ha - men có nói: khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ ...chìa khóa chốn lao tù. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy? | Câu 7 trang 55 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Buổi học cuối cùng (soạn 3 cách)

Câu 7 (trang 55 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Soạn cách 1

Lời thầy Ha-men “… khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” Lời nói của thầy như lời khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc. Sức sống của dân tộc nằm ở tiếng nói, đó là biểu hiện của lòng yêu nước. Tiếng nói dân tộc là tài sản vô giá, được vun đắp qua hàng nghìn năm. Như ý thầy ha-men là sự khẳng định bản chất dân tộc của một dân tộc, dù cho dân tộc ấy có bị đô hộ, bị biến thành nô lệ thì chỉ cần giữ vững tiếng mẹ đẻ giữ vững tinh thần dân tộc thì chắc chắn họ sẽ được giải thoát, chắc chắn sẽ giành được độc lập. Phải biết yêu quý, giữ gìn tiếng dân tộc, nó không chỉ là tài sản của dân tộc mà còn là phương tiện quan trong giành lại độc lập, tự do. 

Soạn cách 2

Câu nói: “... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ...”.

Khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng mẹ đẻ, yêu quý, trân trọng, học tập tiếng nói dân tộc là cách để mở cửa tù lao thoát khỏi ách áp bức.

Soạn cách 3

 “... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ...”.

  Khẳng định thêm lần nữa về niềm tin tiếng nói là đặc trưng cốt lõi của một dân tộc, tạo niềm tin về nước Pháp muôn năm.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021