logo

Lập dàn bài về nhân vật thầy Ha-men

Nhân vật thầy Ha-men trong tác phẩm Buổi học cuối cùng là một nhân vật gây cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc, không chỉ bởi vì tình yêu ngôn ngữ mẹ đẻ, tấm lòng yêu nước, lòng căm ghét quân thù, không bao giờ chịu khuất phục mà còn đặc biệt bởi cái cách mà thầy truyền đạt lại những bài học quý giá vào buổi học cuối cùng. Dưới đây là phần Lập dàn bài về nhân vật thầy Ha-men mà chúng tôi đã tổng hợp và mang đến cho các bạn. 


Lập dàn bài về nhân vật thầy Ha-men

Lập dàn bài về nhân vật thầy Ha-men

Mở bài

Giới thiệu về tác giả An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), là nhà văn Pháp của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Các tác phẩm của ông đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Giới thiệu về tác phẩm “ Buổi học cuối cùng”. Đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một lớp Tiểu học thuộc vùng An-dát và Lo-ren (giáp với biên giới nước Phổ – tức nước Đức).

– Từ ngày mai, các trường sẽ phải dạy bằng tiếng Đức, ngôn ngữ của quân xâm lược.

– Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.

Giới thiệu về nhân vật thầy Ha-men, người thầy đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. 

- Là một người thầy tâm huyết và tận tâm với nghề nhà giáo.

- Thầy đã dùng hết tâm huyết của mình cho việc giảng dạy ở “ Buổi học cuối cùng” này.

Thân bài 

Hoàn cảnh ra đời và nội dung chính của tác phẩm 

- Hoàn cảnh ra đời 

Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

- Nội dung chính của tác phẩm. 

Nói về buổi học tiếng Pháp cuối cùng do Thầy Ha-men dạy.

Giới thiệu về nhân vật thầy Ha-men

Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng 

- Phân tích đặc điểm nhân vật: 

+ Dù là buổi học cuối nhưng thầy vẫn lên lớp dạy như bao ngày trước kia

Trang phục của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng .

+ thầy mặc chiếc áo rơ – đanh – gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn.

+ đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. 

Thái độ đối với học sinh 

Thầy kiên nhẫn truyền đạt hết những kiến thức cho học trò

+ Không giận dữ như mọi khi.

+ Giọng dịu dàng giảng dạy, nhẹ nhàng nhắc nhở.

+ Không trách phạt. 

+ Giảng dạy bằng cả tấm lòng, kiên nhẫn giảng và tâm huyết với bài giảng. 

Những lời nói của thầy Ha-men về tiếng Pháp trong buổi học cuối cùng 

+ Thầy ca ngợi tiếng Pháp và tôn vinh Tổ quốc thân yêu của mình. 

+ Thầy nói với học trò của mình về vẻ đẹp của tiếng Pháp.

+ Thầy bảo đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất.

+ Phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó.

 Bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù.

+ Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí để chiến thắng, để bảo vệ dân tộc.

Hành động của thầy Ha-men khi buổi học kết thúc

+ Khi nghe đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ trưa, cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ. Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt.

+ Thầy nghẹn ngào, không nói nên lời. 
+ Hành động bất ngờ của Thầy Ha-men: Thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to “ Nước Pháp Muôn Năm”.

Thầy là người có tấm lòng yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc và có ý thức giữ gìn tiếng nói dân tộc.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng tôi giúp cho nhân vật được bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc một cách chân thực, rõ nét và gần gũi với người đọc hơn.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: khắc hoạ nhân vật thông qua trang phục, cử chỉ, hành động, lời nói.

Kết bài

- Khẳng định nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Buổi học cuối cùng

+ Nội dung: truyện đã thể hiện lòng yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc một cách sâu sắc...và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

+ Nghệ thuật: miêu tả nhân vật chi tiết về ngoại hình, cử chỉ, lời nói. Ngôi kể thứ nhất làm cho câu chuyển trở nên sinh động và thú vị hơn. 

Đánh giá chung về nhân vật thầy Ha-men.

+ Hình ảnh thầy Ha-men tâm huyết giảng dạy hết mình trong “ buổi học cuối cùng”.

+ Thầy Ha-men là người yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu việc dạy học.

Liên hệ bản thân.

+ Yêu nước, yêu dân tộc, yêu tiếng việt.

>>> Tham khảo: Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp | Bài 2 trang 56 Ngữ Văn 6

--------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn phần Lập dàn bài về nhân vật thầy Ha-men. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 02/02/2023 - Cập nhật : 03/07/2023

Xem thêm các bài cùng chuyên mục