logo

Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là?

Câu trả lời chính xác nhất: Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.

Để hiểu rõ hơn về câu hỏi Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là , mời bạn đọc theo dõi nội dung sau đây.


1. Các nhân tố tiến hóa

a. Đột biến

- Đột biến là nguồn nguyên liệu chính của quá trình tiến hoá.

- Đột biến là nhân tố tiến hoá vì nó làm thay đổi tần số alen cũng như thành phần kiểu gen của quần thể.

- Tuy tần số đột biến ở từng gen rất nhỏ nhưng trong quần thể số lượng gen vô cùng lớn nên đột biến có thể tạo nên nhiều alen mới, là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể.

- Đột biến cung cấo nguồn biến bị sơ cấp, quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá.

b. Di – nhập gen

- Di nhập gen là nhân tố làm thay đổi vốn gen của quần thể. Các cá thể nhập cư mang đến những alen mới hoàn toàn mà trước đó quần thể không có làm phong phú vốn gen của quần thể nhận.

- Đây cũng là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng không theo một chiều hướng xác định. Di - nhập gen có thể chỉ làm tăng hay giảm tần số alen vốn có sẵn trong quần thể. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến tần số alen phụ thuộc vào số lượng cá thể ra hoặc vào quần thể. Di nhập gen cũng có thể biểu hiện dưới hình thức đơn giản như truyền hạt phấn nhờ sâu bọ hoặc gió giữa các quần thể thực vật.

- Di - nhập gen còn được gọi là dòng gen (gen flow) nhằm chỉ sự trao đổi gen giữa các quần thể.

=>   Kích thước quần thể giảm mạnh tức là số lượng cá thể của quần thể là rất ít thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen một cách nhanh chóng. Một alen nào đó dù có lợi có thể nhanh chóng bị loại bỏ khỏi quần thể, ngược lại, gen có hại lại có thể trở nên phổ biến trong quần thể.

Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là

c. Giao phối không ngẫu nhiên

+ Giao phối không ngẫu nhiên gồm các kiểu: tự thụ phấn, giao phối gần (giao phối cận huyết), giao phối có chọn lọc.

+ Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay dổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay dổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.

+ Kết quả giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến làm nghèo vồn gen của quần thể, giảm tính đa dạng di truyền.

Lưu ý: Ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể nên không được coi là nhân tố tiến hóa. Tuy nhiên, ngẫu phối làm phát tán đột biến trong quần thể và tạo sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp tạo nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Mặt khác, ngẫu phối còn trung hòa các đột biến có hại, góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. Do đó, ngẫu phối đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến hóa.

d. Chọn lọc tự nhiên

+ CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình của các cá thể, qua đó tác động lên kiểu gen làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể; khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN cũng theo một hướng xác định.

+ Thực chất của CLTN là phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

+ CLTN đóng vai trò sàng lọc, làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định kiểu hình thích nghi làm cho quần thể thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi.

+ CLTN quy định nhịp điệu tiến hóa: nếu áp lực chọn lọc mạnh (tiêu diệt luôn, đặc biệt là chọn lọc chống lại gen trội) → tốc độ biến đổi nhanh. Áp lực chọn lọc yếu (chỉ làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển, chọn lọc chống lại alen lặn) → tốc độ biến đổi chậm. Nhưng biến đổi luôn có tính quy luật: tăng dần tần số alen thích nghi, giảm dần tần số alen không thích nghi.

→ Cá thể thích nghi nhất là những cá thể chuyển được một lượng gen lớn nhất cho thế hệ sau.

+ Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng loại cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể (tác động lên mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể).

→ Trong tự nhiên, chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể diễn ra song song.

→ Cá thể thích nghi nhất là những cá thể chuyển được một lượng gen lớn nhất cho thế hệ sau.

+ Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng loại cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể (tác động lên mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể).

→ Trong tự nhiên, chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể diễn ra song song.

e. Các yếu tố ngẫu nhiên

- Ngay cả khi đột biến không xảy ra cũng như không có CLTN và di - nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

- Các yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi về tần số alen với một số đặc điểm:

thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng nhất định.

một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.

- Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt với vốn gen của quần thể ban đầu.

=> Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

- Biến động di truyền: là hiện tượng tần số của các gen bị thay đổi từ thế hệ này qua thế hệ kế tiếp một cách đột ngột do các nguyên nhân bất thường (yếu tố ngẫu nhiên), thường xảy ra trong các quần thể nhỏ. (Ví dụ về sự khác nhau trong số lần tung đồng xu → quần thể có kích thước càng nhỏ, sai số càng lớn hay nói cách khác là càng chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố ngẫu nhiên).

- Hiệu ứng thắt cổ chai: xảy ra khi số lượng cá thể của 1 quần thể lớn bị giảm mạnh bởi một thảm hoạ.

- Hiệu ứng người sáng lập: xảy ra khi một quần thể mới được thành lập từ một ít các cá thể không đặc trưng cho vốn gen của quần thể gốc. Ví dụ: một số ít cá thể tách khỏi quần thể gốc đi sáng lập quần thể mới.

>>> Xem thêm: Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là?


2. Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là?

Các nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể là: đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên.

- Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen nhanh nhất còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Ví dụ, nếu quần thể có kích thước nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên lại đóng vai trò chính trong việc làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. Thậm chí một gen có lợi cũng có thể nhanh chóng biến mất hoàn toàn khỏi quần thể. CLTN cũng là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng nếu áp lực CLTN chống lại các alen trội,… Trong các nhân tố tiến hoá thì đột biến là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm nhất. Vì tần số đột biến nhìn chung trong tự nhiên chỉ vào khoảng từ 10-6 đến 10-4.

- CLTN là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá, là nhân tố trực tiếp góp phần hình thành nên các quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi.

Vậy tùy thuộc vào các điều kiện khác nhau thì có chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể.

>>> Xem thêm: Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là

----------------------

Như vậy, qua bài viết trên Toploigiai đã cùng bạn trả lời câu hỏi Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là? và cung cấp cho bạn một số kiến thức về các nhân tố tiến hóa . Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/08/2022 - Cập nhật : 04/08/2022