logo

Ví dụ cách li nơi ở?

Câu trả lời đúng nhất:

Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau. Ví dụ cách li nơi ở:

+ 2 loài côn trùng sống trên 2 cây khác nhau thường không giao phối với nhau.

+ Quần thể cá hồi (Salmo trutta) trong hồ Xêvan (Acmêni) phân hóa về mùa đẻ trong năm và chỗ đẻ đã làm hình thành những nòi sinh thái khác nhau.

Ví dụ cách li nơi ở

Để hiểu rõ hơn về cách li nơi ở hãy cùng Toploigiai tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!


1. Các dạng cách li

a. Cách li địa lí (cách li không gian):

Quần thể bị phân cách nhau bởi các vật cản địa lí như núi, sông, biển...

Khoảng cách đại lí làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

Hạn chế sự trao đổi vốn gen các quần thể.

Phân hóa vốn gen của quần thể.

>>> Xem thêm: Ví dụ cách li tập tính?

b. Cách li sinh sản:

Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.

Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.

Cách li trước hợp tử bao gồm: cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học.

Cách li sau hợp tử: là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

- Cách li trước hợp tử:

Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.

+ Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.

+ Cách li tập tính: do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.

+ Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái): do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.

 ­+ Cách li cơ học:  do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.    

- Cách li sau hợp tử:

Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.

+ Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.

+ Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.

>>> Xem thêm: Ví dụ cơ quan thoái hóa


2. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái

+ Hình thành loài bằng cách li tập tính:

- Trong cùng 1 vùng phân bố có sự cách li về tập tính giao phối giữa các quần thể →loài mới.

- Ví dụ: hai quần thể cá trong cùng 1 hồ nhưng lại có tập tính sinh sản khác nhau, 1 quần thể thường đẻ trứng trong các khe đá, 1 quần thể lại thường đẻ trứng ven bờ dẫn đến cách li về mặt tập tính. Nếu sự cách li này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hình thành loài mới.

+ Hình thành loài bằng cách li sinh thái:

- Do có sự cách li nơi ở giữa các quần thể trong cùng 1 vùng phân bố địa lí cũng có thể dẫn đến hình thành loài mới.

- Ví dụ: quần thể cá hồi (Salmo trutta) trong hồ Xêvan (Acmêni) phân hóa về mùa đẻ trong năm và chỗ đẻ đã làm hình thành những nòi sinh thái khác nhau. Nếu sự cách li này diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành loài mới.


3. Ví dụ cách li nơi ở

+ 2 loài côn trùng sống trên 2 cây khác nhau thường không giao phối với nhau.

+ quần thể cá hồi (Salmo trutta) trong hồ Xêvan (Acmêni) phân hóa về mùa đẻ trong năm và chỗ đẻ đã làm hình thành những nòi sinh thái khác nhau.


4. Hình thành loài nhờ cơ chế tự đa bội

Hiện tượng tự đa bội có thể nhanh chóng hình thành loài mới từ 1 loài ban đầu mà không cần cách li địa lí.

Tự đa bội thường xảy ra ở thực vật: trong giảm phân, các cặp NST không phân li tạo thành giao tử 2n.

Ví dụ: chuối nhà 3n được hình thành từ chuối rừng 2n theo con đường tự đa bội.

Bước 1: Giao tử 2n × giao tử 2n → hợp tử 4n và cây 4n

Bước 2: Cây 4n tự thụ phấn → loài mới. (loài tứ bội 4n)

Kiểm tra: Cây 4n × cây 2n → cây 3n (bất thụ).

Theo tiêu chuẩn cách li sinh sản, quần thể 4n cách li sinh sản với quần thể 2n. (2 loài khác nhau)


5. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa

P: Loài A (2nA) × Loài B (2nB)

G:        nA                      nB

F1: (nA + nB) → không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ)

Đa bội F1

F2: (2nA + 2nB) → (thể song nhị bội) → có khả năng sinh sản hữu tính (hữu thụ).

- Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố, mẹ. Đa bội hóa có thể khắc phục được nhược điểm của lai xa → con lai có khả năng sinh sản hữu tính.

- Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái → loài mới hình thành.

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu Ví dụ cách li nơi ở. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 05/08/2022 - Cập nhật : 05/08/2022