logo

Trong nhân tế bào không có cấu trúc nào sau đây?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Trong nhân tế bào không có cấu trúc nào sau đây?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Trong nhân tế bào không có cấu trúc nào sau đây?

A. ADN vòng

B. Dịch nhân

C. Nhân con

D. Chất nhiễm sắc

Trả lời:

Đáp án đúng: A. ADN vòng

Trong nhân tế bào không có cấu trúc 

Giải thích:

Cấu trúc không có trong nhân tế bào là ADN vòng. ADN vòng chỉ có ở tế bào nhân sơ và tế bào chất của tế bào nhân thực.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về ADN vòng ở dưới đây nhé!


Kiến thức mở rộng về ADN


1. Khái niệm ADN

- ADN hay acid deoxyribonucleic là vật chất di truyền của con người và hầu hết những loài sinh vật khác. ADN có hình dạng chuỗi xoắn kép bao gồm các sợi dài xen kẽ các nhóm đường và phosphate cùng với các base nitơ (adenin, thymin, guanin và cytosine). Gần như toàn bộ các tế bào trong cơ thể có ADN như nhau. Phần lớn ADN tập trung trong nhân tế bào (ADN nhân) được tổ chức thành các cấu trúc gọi là nhiễm sắc thể. Ngoài ra, một lượng nhỏ ADN khác có trong ti thể (gọi là ADN ti thể hoặc mtADN). Ti thể là cơ quan trong tế bào giúp chuyển năng lượng từ máu thành dạng mà tế bào có thể sử dụng được.

- ADN chứa thông tin di truyền cần thiết cho quá trình sản xuất các thành phần tế bào, các bào quan và quay vòng chu kỳ sống. Sản xuất protein là một quá trình tế bào quan trọng phụ thuộc vào ADN khi thông tin di truyền được truyền từ ADN sang ARN rồi cuối cùng đến các protein.


2. Khái niệm ADN vòng 

DNA vòng là phân tử DNA hai mạch ở dạng đường cong khép kín, không có hai đầu mút,gọi đầy đủ hơn là "phân tử DNA hình vòng tròn".Đây là khái niệm dịch từ thuật ngữ nước ngoài: Circular DNA (tiếng Anh), DNA circulaire (tiếng Pháp) dùng để chỉ phân tử DNA không có hai đầu tự do như ở dạng tuyến tính (mạch thẳng) mà lại khép kín (xem hình bên). Một số nghiên cứu đã được đang tải trên tạp chí Biomacromolecules.

Trong nhân tế bào không có cấu trúc nào sau đây?

3. Một số loại ADN vòng thường gặp là

a. Plasmit (plasmid).

- Plasmids được hiểu là các phân tử ADN mạch đôi dạng vòng, sợi kép, tự tái bản. Plasmid nằm ngoài ADN nhiễm sắc thể và được duy trì trong vi khuẩn như các thực thể độc lập. Trong một số trường hợp có thể tìm thấy trên thực vật nhân thực. Plasmid có kích thước đa dạng, plasmid lớn cho tới vài trăm bản sao trong cùng một tế bào. Plasmid bình thường và nhỏ cho kích thước chỉ một bản sao.

- Plasmid thông thường sẽ chứa các gene-cassettes (nhóm gene) hay gene. Plasmid mang lại ưu thế chọn lọc cho tế bào vi khuẩn chứa nó. Mỗi plasmid vai trò vị trí bắt đầu sao chép và có chứa ít nhất một trình tự ADN. Plasmid còn có khả năng tự sao chép độc lập với ADN nhiễm sắc thể.

Trong nhân tế bào không có cấu trúc nào sau đây? (ảnh 2)

b. Nhiễm sắc thể nhân sơ (circular bacterial chromosomes).

- Vì đây là một phân tử DNA không có đặc điểm như nhiễm sắc thể của nhân thực, nhưng lại mang hầu hết các thông tin di truyền trong bộ gen của tế bào, nên còn gọi là DNA nhiễm sắc thể (viết tắt là DNA-NST) để phân biệt với các DNA khác cùng tế bào, cũng là DNA vòng nhưng nhỏ hơn gọi là plasmit.

- Cũng có tài liệu gọi khối thông tin di truyền này là thể nhân (nuclear body).

- Ở trình độ phổ thông, nội hàm này lại gọi là DNA vùng nhân.

- Vì cấu trúc này là DNA vòng, lại đóng vai trò giôdng như nhiễm sắc thể nhân thực, nên còn gọi là nhiễm sắc thể tròn (circular chromosome).

- Còn có tài liệu gọi nhiễm sắc thể này một cách rõ và đủ hơn - tuy ít dùng - là nhiễm sắc thể vòng ở nhân sơ (circular prokaryote chromosome).

* Đặc điểm chính

Khác hẳn nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ có những đặc điểm cơ bản sau.

- Mỗi tế bào nhân sơ chỉ có một nhiễm sắc thể, trong khi một tế bào nhân thực thường có nhiều nhiễm sắc thể. Do đó, tế bào nhân sơ là tế bào đơn bội (n), không có cặp alen trong bộ nhiễm sắc thể.

- Nhiễm sắc thể nhân sơ là phân tử DNA không có kết hợp với histôn, nên ở trạng thái gọi là "DNA trần".

- Mỗi nhiễm sắc thể là một phân tử DNA vòng, chiếm một vùng không gian trong tế bào gọi là vùng nhân, có kích thước lớn nhất so với các DNA vòng còn lại (là các plasmit).

- Nhiễm sắc thể nhân sơ chứa hầu hết các gen trong bộ gen của vi khuẩn, các gen này được di truyền cho đời sau nhờ cơ chế nhân đôi và phân li trong quá trình phân bào của vi khuẩn, nên ổn định về số lượng qua các thế hệ; còn các gen ở plasmit rất không ổn định trong quá trình di truyền.

- Do ở dạng vòng, không có hai đầu mút, nên nhiễm sắc thể nhân sơ không có têlôme, cũng không có trình tự khởi đầu nhân đôi như ở tế bào nhân thực. Bởi vậy, quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể này phải bắt đầu từ một điểm gọi là "Ori" (gốc từ "origin of replication").

c. ADN ty thể (Mitochondrial DNA).

- ADN ty thể (tiếng Anh: mitochondrial DNA, mtDNA) là ADN nằm trong ty thể, loại bào quan trong các tế bào nhân chuẩn thực hiện việc chuyển đổi năng lượng hóa học từ chất dinh dưỡng thành một dạng tế bào có thể sử dụng là adenosine triphosphate (ATP).

- ADN ty thể chỉ là một phần nhỏ của lượng ADN trong tế bào nhân chuẩn. Hầu hết các ADN nằm trong nhân tế bào, và ở thực vật nằm trong lục lạp.

- Ở người, ADN ty thể được coi là loại nhiễm sắc thể nhỏ nhất và là một phần quan trọng đầu tiên của bộ gen người được giải mã. 

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022