logo

Các bào quan trong tế bào thực vật?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Các bào quan trong tế bào thực vật?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về Sinh học 10 do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


Các bào quan trong tế bào thực vật?

- Trong tế bào thực vật có hai loại bào quan tổng hợp ATP. Đó là ti thể và lục lạp


Kiến thức tham khảo về ti thể và lục lạp.


1. Ti thể

a. Khái niệm

Ty thể (tiếng Anh: mitochondrion, số nhiều: mitochondria) là một bào quan với màng kép và hiện diện ở tất cả sinh vật nhân thực. Tuy vậy, vẫn có một số tế bào ở các sinh vật đa bào thiếu đi bào quan này (chẳng hạn như tế bào hồng cầu). Một vài sinh vật đơn bào (như Microsporidia, Parabasalia, Diplomonadida) cũng tiêu giảm hoặc biến đổi ty thể của chúng thành những cấu trúc khác.Đến nay, duy chỉ có sinh vật nhân thực chi Monocercomonoides là được biết đã hoàn toàn mất đi ty thể. Trong tiếng Anh, từ mitochondrion bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp nghĩa là "sợi" và chondrion, nghĩa là "hạt".Ty thể giúp tạo ra phần lớn loại phân tử cao năng là adenosine triphosphate (ATP), một nguồn năng lượng hóa học cung cấp cho hầu hết các hoạt động của tế bào.Chính vì vậy, ty thể còn được gọi là "nhà máy năng lượng của tế bào".

Đường kính ty thể thông thường dao động từ 0,75 đến 3 μm, nhưng giữa các ty thể lại khác biệt đáng kể về kích thước và cấu trúc. Trừ khi được nhuộm với thuốc nhuộm đặc hiệu, bình thường chúng ta không thể quan sát được bào quan này. Bên cạnh chức năng cung cấp năng lượng cho tế bào, ty thể còn tham gia vào những vai trò quan trọng khác, như truyền nhận tín hiệu, biệt hóa tế bào và chết rụng tế bào, cũng như duy trì việc kiểm soát chu kỳ tế bào và sinh trưởng tế bào.Những chức năng này được phối hợp một phần bởi quá trình tăng sinh ty thể. Ngoài ra, ty thể còn liên quan đến một số bệnh lý ở người, bao gồm rối loạn ty thể, rối loạn chức năng tim mạch,suy tim và tự kỷ.

Số lượng ty thể trong mỗi tế bào có thể biến động mạnh mẽ tùy thuộc vào từng cơ thể sống, loại mô và loại tế bào. Thí dụ, trong khi tế bào hồng cầu không có ty thể nào, thì tế bào gan lại có thể có hơn 2000 ty thể.Ty thể được cấu trúc thành các ngăn hay các phần riêng biệt nhằm đảm nhận những chức năng chuyên hóa khác nhau. Các cấu thành hay được nhắc đến của ty thể bao gồm màng ngoài, xoang gian màng, màng trong, mào và chất nền.

Mặc dù phần lớn DNA tế bào nằm trong nhân, bào quan ty thể vẫn sở hữu một hệ gen độc lập – gần như tương tự hệ gen vi khuẩn.Giống như số lượng, protein ty thể cũng biến động giữa các loại mô và các loài sinh học khác nhau. Ở người, 615 dạng protein khác nhau đã được xác định từ ty thể của tim, còn ở chuột, con số này là 940 protein. Hệ protein ty thể được cho rằng có khả năng điều hòa cân bằng động

Các bào quan trong tế bào thực vật?

b. Cấu trúc và chức năng

- Cấu tạo của ti thể như sau:

+ Ti thể là bào quan có hai lớp màng bao bọc.

+ Màng ngoài không gấp khúc, màng trong khấp khúc thành các mào (crista) trên đó chứa nhiều loại enzyme hô hấp.

+ Bên trong là chất nền có chứa cả ADN và ribôxôm.

+ Ty thể có kích thước rất nhỏ, thường là từ 0,75 – 3 micromet. Không thể nhìn thấy dưới kính hiển vi trừ khi chúng được nhuộm màu

- Ti thể có trong hầu hết các tế bào của con người, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn của mỗi chúng ta. Ti thể chứa nhiều enzyme hô hấp có nhiệm vụ chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.


2. Lục lạp                              

a. Khái niệm

Các bào quan trong tế bào thực vật? (ảnh 2)

- Lục lạp là bào quang phổ biến,  đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình quang hợp của thực vật. Tại đây, chứa các chất diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, chuyển hóa và lưu giữ năng lượng đó trong các phân tử ATP và NADPH.

- Hiểu một cách đơn giản, lục lạp thực hiện chức năng quang hợp biến năng lượng mặt trời hấp thụ được thành năng lượng hóa học để cung cấp cho toàn bộ thế giới sinh vật.

b. Cấu tạo và chức năng 

- Cấu tạo hình thái của lục lạp

+ Lục lạp cũng có cấu trúc màng hai lớp

+ Màng ngoài rất dễ thấm, màng trong rất ít thấm, giữa màng ngoài và màng trong có một khoang giữa màng. Màng trong bao bọc một vùng không có màu xanh lục được gọi là stroma tương tự như chất nền matrix của ty thể. Stroma chứa các enzyme, các ribosome, ARN và ADN

+ Khác với ty thể, màng trong của lục lạp không xếp lại thành crista và không chứa chuỗi chuyền điện tử. Ngược lại, hệ thống quang hợp hấp thu ánh sáng, chuỗi chuyền điện tử và ATP synthetase, tất cả đều được chứa trong màng thứ 3 tách biệt. Màng này hình thành một tập hợp các túi dẹt hình đĩa gọi là thylakoid (bản mỏng). Màng của thylakoid tạo nên một khoảng trong thylakoid (thylakoid interspace) tách biệt với stroma.

+ Các thylakoid có xu hướng xếp chồng lên nhau tạo thành phức hợp gọi là grana. Diệp lục tố (chlorophylle) nằm trên màng thylakoid nên grana có màu lục.

- Chức năng lục lạp

+ Lục lạp thực hiện quá trình quang hợp. Đây là nơi chứa các chất diệp lục có khả năng hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời, chuyển hóa và lưu giữ năng lượng đó trong các phân tử cao năng là ATP và NADPH, đồng thời giải phóng khí oxy từ nước.

+ Sau đó, lục lạp sử dụng năng lượng từ ATP và NADPH để tạo nên các phân tử hữu cơ từ cacbon dioxit (CO2) theo một quá trình gọi là chu trình Calvin.

+ Ngoài ra, lục lạp còn thực hiện một số chức năng khác, gồm có tổng hợp axit béo, nhiều loại amino axit, và các phản ứng miễn dịch ở thực vật.

+ Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào thay đổi đa dạng từ một trong tảo đơn bào đến tận 100 trong thực vật, ví dụ như cải Arabidopsis và lúa mì.

icon-date
Xuất bản : 11/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022