logo

Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất là?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất là?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất là? 

A. Phôtpholipit và protein

B. Cacbohidrat

C. Glicoprotein

D. Colesteron

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Phôtpholipit và protein

Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất là phôtpholipit và protein


Kiến thức tham khảo về màng sinh chất


1. Màng sinh chất là gì?

Màng tế bào (hay ở sinh vật nhân thực còn được gọi là màng sinh chất) là một màng sinh học phân cách môi trường bên trong của các tế bào với môi trường bên ngoài của chúng. Màng tế bào có thể cho phép các ion, các phân tử hữu cơ thấm qua một cách có chọn lọc và kiểm soát sự di chuyển của các chất ra và vào tế bào. Chức năng cơ bản của màng tế bào là bảo vệ tế bào khỏi môi trường xung quanh.

Màng tế bào tạo thành bao gồm màng lipid kép được gắn kết với các protein. Màng tế bào có liên quan đến các quá trình của tế bào như là sự liên kết tế bào, độ dẫn ion và tiếp nhận tín hiệu tế bào; ngoài ra còn đóng vai trò như là một bề mặt để kết nối một số cấu trúc ngoại bào gồm thành tế bào, glycocalyx và khung xương nội bào. Màng tế bào có thể được tái tạo nhân tạo (có ở tế bào nhân tạo).

[ĐÚNG NHẤT] Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất là?

2. Đặc điểm của màng sinh chất

a. Tính linh hoạt

Màng sinh chất không phải là loại màng cứng nhắc mà có độ linh hoạt cao, có thể xoay, dịch, ghép hai loại màng với nhau. Tính chất của màng do cấu trúc, cấu tạo màng tạo nên

Lớp phospholipid kép

- Nếu mạch hydrocarbon đó no, mạch carbon không phân nhánh thì lớp phospholipid dạng lỏng

- Nếu hai mạch hydrocarbon không no, mạch carbon phân nhánh, uốn cong, khoảng cách giữa các phân tử phospholipid xa, cấu trúc lớp lỏng lẻo, màng ở trạng thái lỏng

- Tính linh hoạt của màng phụ thuộc vào cấu trúc của lớp phospholipid

- Số lượng cholesterol cũng ảnh hưởng đến tính linh hoạt của màng, Số lượng càng nhiều màng càng cứng, độ linh hoạt kém.

Protein

- Protein được phân bố trên màng khá ổn định nhưng khi có tác động đẩy thì protein có thể chuyển động quay di chuyển với tốc độ tương đối lớn, khi đó màng trở nên linh hoạt hơn

b. Tính thấm chọn lọc của tế bào

Có 2 đặc tính về cấu trúc:

- Các phân tử vô cực , kị nước hòa tan trong lipit qua màng dễ dàng hơn các chất hữu cực ưa nước.

- Các protein xuyên màng cho phép sự di chuyển qua màng các chất kích thích nước khác nhau, theo những hướng và tốc độ khác nhau.

c. Tính không cân xứng của màng sinh học

+ Tính không cân xứng của màng sinh học.

+ Tính không cân xứng của màng sinh chất.


3. Cấu trúc của màng sinh chất

Năm 1972, Singơ (Singer) và Nicolson (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động. Theo mô hình này, màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Có thể nói, màng sinh chất như bộ mặt của tế bào và các thành phần của màng sinh chất như prôtêin, glicôlipit và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ (kênh) và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.

[ĐÚNG NHẤT] Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất là? (ảnh 2)

4. Chức năng của màng sinh chất

- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra và vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào bên ngoài, ta thường nói màng sinh chất cho tính bán thấm.

- Màng sinh chất còn có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh.

- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

5. Kết luận

- Màng tế bào là một màng nhiều mặt bao bọc tế bào chất của tế bào. Nó bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào cùng với việc nâng đỡ tế bào và giúp duy trì hình dạng của tế bào.

- Protein và lipid là thành phần chính của màng tế bào. Sự pha trộn hoặc tỷ lệ chính xác của protein và lipid có thể khác nhau tùy thuộc vào chức năng của một tế bào cụ thể.

- Phospholipid là thành phần quan trọng của màng tế bào. Chúng sắp xếp một cách tự nhiên để tạo thành một lớp kép lipid bán thấm sao cho chỉ một số chất nhất định mới có thể khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào.

- Tương tự như màng tế bào, một số bào quan của tế bào được bao bọc bởi màng. Nhân và ti thể là hai ví dụ.

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022