logo

Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp, qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chêt mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp ... | Câu3 trang 82 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Sống chết mặc bay (soạn 2 cách)

Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chêt mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.

Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh vỡ đê vất vả, căng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?

b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan như thế nào?

c*) Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

Soạn cách 1

Tác giả kết hợp khéo léo phep tương phản và phép tăng cấp để làm rõ sự kiện như sau

a. Miêu tả cấp độ mưa, mức độ nước sông tăng, và âm thanh trống

- Trời mưa tầm tã à trười vẫn mưa tầm tã trút xuống

- Nước sông Nhị Hà lên to quá à nước cứ cuồn cuộn bốc lên

- Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau

b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả tên quan phủ đam mê bài bạc

- Quan phụ mẫu cùng nha lại đương vui cuộc tổ tôm, Ngài mà còn chưa mở bài thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ, dân trôi Ngài cũng thây kệ

- Các câu nói của quan phủ: này thì đê vỡ mặc đê -> nước sông dù nguy không bằng nước bài cao thấp. Mặc ! dân chẳng dân thời chớ, con bài ngon há nỡ bỏ hoài ru. Một nước bài cao bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập

- Khi có người báo đê sắp vỡ rổi -> Quan nói mặc kệ -> Có người dân chạy vào bẩm đê vỡ rồi -> Quan đỏ mặt tía tai quay ra quát -> quay ra thản nhiên đánh bài.

c. Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê. Trong lúc dân tình cần có sự can thiệp của quan lại để giúp sức giữ đê, thì ngược lại quan phủ lại đang khoanh tay, an nhàn đánh bài, Đối với tên quan phủ lòng lang dạ thú đó, những ván bài, những nước bài cao hơn mấy mươi đê vỡ, ruộng ngập, cao hơn hàng trăm sinh mạng con dân chân lấm, tay bùn. Nghệ thuật tương phản càng làm cho cảnh tình đối lập của dân và quan càng trở nên sâu sắc. Từ đó tác giả vẽ ra 2 thảm kịch trước mắt người đọc và càng thương xót tình cảnh dân tình lam lũ bao nhiêu thì càng cay ghét và đáng lên án lũ tham quan bấy nhiêu.

Soạn cách 2

a. Sự tăng cấp trang việc miêu tả mức độ của trời mưa, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả căng thẳng của người dân:

- Trời mưa mỗi lúc một tăng: trời mưa tầm tã

- Nước sông cuồn cuộn bốc lên, sức người khó địch lại sức trời

- Âm thanh: tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau đi hộ đê mỗi lúc một âm ĩ

- Sức người ngày càng yếu sức nước ngày càng to, nguy cơ vỡ đê đến gần, rồi đê vỡ

b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê cờ bạc của tên quan phủ;

- Có người báo đê sắp vỡ quan chỉ đáp “mặc kệ!”

- Có người báo đê vỡ rồi thì quan cho lính tống cổ người ra ngoài

- Khi đê vỡ và dân làng chìm trong thảm cảnh thì quan lại chỉ biết đến niềm vui vì ù ván bài

c. Việc kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp có tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của tên quan lại: nếu chúng chỉ ham mê bài bạc trong ngày thường thì đó chỉ là thói xấu cá nhân nhưng chúng vì cờ bạc mà quên nhiệm vụ hộ đê, bỏ bê nhân dân thì là không thể chấp nhận được

+ Cho thấy sự đáng thương của những người dân thấp cổ bé họng và lòng xót thương, thái độ lên án tố cáo của tác giả

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021