logo

Câu 13 trang 44 SBT Lịch sử 10: Trong các thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt, em ấn tượng nhất với thành tựu nào?

icon_facebook

Bài 15. Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

Câu 13 trang 44 SBT Lịch sử 10: Trong các thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Hãy viết một bài văn ngắn thể hiện cảm nhận của em về thành tựu đó.

Lời giải ngắn nhất

Nền văn minh lúa nước là một phần quan trọng trong lịch sử của Việt Nam. Được gắn liền với sự hình thành dân cư và phát triển công cụ lao động, nền văn minh lúa nước đã xuất hiện từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên cách đây 4 thiên kỷ. Tại đây, người Việt cổ đã biết sử dụng các dụng cụ làm việc nông nghiệp bằng đá mài và kim loại đồng thau để chuyển từ nghề trồng lúa rẫy trên đất cao sang cách trồng lúa nước ở các thung lũng, đầm lầy, và ven sông. Lúa nước không chỉ là nguồn lương thực số một của người Việt, mà còn là niềm tự hào dân tộc trong lịch sử phát triển của chúng ta.

Lời giải chi tiết

(*) Tham khảo:

- Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ.

- Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, ngày 27-6-2011, Thành nhà Hồ chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, Thành nhà Hồ được xem là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa.

- Thành nhà Hồ được xem là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.

- Thành thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Cho đến ngày nay, vẫn còn nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học, sử học chưa thể lý giải về quá trình xây dựng tòa thành đá này.

icon-date
Xuất bản : 08/07/2024 - Cập nhật : 08/07/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads