logo

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy... | Câu 4 trang 76 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Lượm (soạn 3 cách)

Câu 4 (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

Soạn cách 1

Sự thay đổi trong cách xưng hô:

- Gọi là chú bé: để miêu tả hình dáng, tư thế cử chỉ của một cậu bé nhỏ nhắn, đáng yêu từ cái nhìn từ xa khi chưa gần gũi, thân mật

- Gọi là Lượm và cháu để thể hiện tình cảm thân mật hơn, gần gũi như người một nhà

- Gọi là đồng chí không phải tác giả muốn đùa vui với chú mà thực sự tác giả coi chú bé như đồng chí, như người bạn ngang hàng cùng nhau chiến đấu, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ trong công cuộc kháng chiến chống Pháp bảo vệ tổ quốc.

- Gọi là “đồng chí nhỏ” vừa kết hợp được tình cảm thương mến, vừa thể hiện sự trân trọng giữa những người chiến sĩ với nhau.

Soạn cách 2

Người kể gọi Lượm bằng: Cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ.

Quan hệ giữa chú cháu cũng là giữa hai đồng chí, giữa nhà thơ và một chiến sĩ đã hy sinh. Từ “chú bé” – người cháu của mọi người, của đất nước. → thể hiện tình cảm gần gũi, yêu mến của nhà thơ với chú bé.

Soạn cách 3

- Chú bé: cách gọi thân thương giữa người lớn và trẻ nhỏ, thể hiện sự yêu mến với Lượm.

- Cháu: thể hiện tình cảm gần gũi như ruột thịt, …

- Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa thân thiết vừa trang trọng khi nhắc đến Lượm.

- Lượm ơi: sự xúc động tột cùng khi nghĩ đến hình ảnh chú bé lượm nằm bất động trong cánh đồng lúa ngập tràn….

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021