logo

Lượm ơi, còn không? câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm... | Câu 5 trang 76 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Lượm (soạn 3 cách)

Câu 5 (trang 76 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

“Lượm ơi, còn không?", câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

Soạn cách 1

Hình ảnh của Lượm luôn sống mãi: “Lượm ơi, còn không”

          Câu hỏi tu từ, tách thành một khổ riêng: đau xót, ngỡ ngàng, suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm, thực chất tác giả không muốn tin rằng Lượm không còn nữa. Câu trả lời nằm ở hai khổ thơ cuối. Kết cấu đầu cuối tương ứng, Tác giả muốn trả lời câu hỏi nhưng lại như muốn khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả, còn mãi với quê hương đất nước. Tác giả không muốn dừng lại ở sự đau xót, không muốn thể hiện cho người đọc thấy sự đau xót của mình trước sự hi sinh của Lượm mà ông muốn chúng ta cảm nhận được sự hy sinh cao cả của Lượm, em như một thiên thần nhỏ đang yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương, giữa sự bình yên trong chiến tranh loạn lạc, em không phải là đã chết đi mà em đang bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống bình yên và nhẹ nhàng hơn với tuổi thơ của em, với tâm hồn em.

Soạn cách 2

Lượm ơi, còn không?

Sau câu thơ, tác giả lặp lại 2 khổ thơ đầu qua đó muốn khẳng định Lượm không chết trong lòng chú, Lượm còn sống mãi cùng non sông, đất nước.

Soạn cách 3

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

  Làm cho bài thơ được kết thúc vui vẻ với hình ảnh tươi cười, tinh nghịch của Lượm. Và Lượm mãi mãi sống trong lòng bạn đọc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021