Câu hỏi: Trong bài “Những bậc đá chạm mây", vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?
Lời giải:
Cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi vì ông thấy mọi người đi xa vất vả, ông muốn tìm đường ngắn nhất cho người dân trong làng.
>>> Xem trọn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 25: Những bậc đá chạm mây
Tìm hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Đổng Chi
Về tiểu sử
“Ông sinh ngày 6.1.1915 tại thị xã Phan Thiết (nay là thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Cụ thân sinh là nhà giáo có đức độ và uy vọng Nguyễn Hiệt Chi (1870 - 1935), nguyên tên là Thuận, hiệu Mộng Thương, đỗ đầu xứ nên thường được gọi là đầu xứ Thuận. Cụ tham gia phong trào Duy tân ở Nghệ Tĩnh, sau phải bỏ vào Phan Thiết, cùng bạn bè sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh.
Trường này là nơi hội tụ nhiều sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX, cũng là nơi Hồ Chủ tịch từng dạy học một thời gian trước khi xuất dương tìm đường cứu nước. Năm 1918, cụ Nguyễn Hiệt Chi chuyển ra Trường Quốc học Huế, rồi ra Vinh. Cụ đào tạo được nhiều học trò giỏi, viết sách giáo khoa, biên soạn từ điển, địa chí. Thân mẫu Nguyễn Đổng Chi là cụ Nguyễn Thị Diên (1875 - 1948), thuộc dòng họ Thám hoa Nguyễn Văn Giai, là người cùng xã Ích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chú ruột Nguyễn Đổng Chi là Nguyễn Hàng Chi (sinh năm 1885), cầm đầu phong trào chống thuế ở Nghệ-Tĩnh, bị xử chém năm 1908 tại thị xã Hà Tĩnh (nay là thành phố Hà Tĩnh)”.
Sự nghiệp
Những năm đầu thế kỷ 20, chàng thanh niên trẻ tuổi mới đôi tám Nguyễn Đổng Chi đã cùng anh trai là bác sĩ Nguyễn Kinh Chi tìm hiểu đời sống người dân Bana ở Kon Tum. Cả hai đã hoàn thành công trình Mọi Kontum đồ sộ năm 1937 khi Nguyễn Đổng Chi mới ngoài 20 tuổi. Tập sách này khi ra đời được xem là công trình điều tra, khảo sát sớm nhất về người Ba Na, Mà nói như PGS TS lịch sử Andrew Hardy, Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội: thì "đây là quyển sách đầu tiên về nghiên cứu dân tộc học xuất bản bằng tiếng quốc ngữ. Mà đó cũng là một thành tựu lớn của hai tác giả vốn không phải là nhà dân tộc học mà là một bác sĩ và một thanh niên 18 tuổi."
Con đường học thuật của anh em học giả Nguyễn Đổng Chi, có gốc rễ từ truyền thống gia đình. Theo tác giả Nguyễn Trung Anh trên Tạp chí văn học số 4 tháng 7 và 9/1984: “Cuộc đời Nguyễn Đổng Chi là cuộc đời một người cầm bút phong phú, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, và cũng là một cuộc đời đầy hoạt động. Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước ở xã Ích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, ông là con thứ ba của cụ Nguyễn Hiệt Chi, tức Đầu xứ Thuận, biệt hiệu Mộng Thương, tác giả Sách mẹo tiếng Nam, Hán văn tân giáo khoa thư nhiều tập, Hán văn tân giáo pháp, Ba Xã địa dư... và nhiều thơ, văn khác, một nhà giáo có uy vọng. Học trò cụ nay còn lại đều là những bậc thức giả đáng kính – như các ông Nguyễn Khánh Toàn, Hà Huy Giáp, Phạm Thiều... – vẫn thường nhắc đến đức độ của cụ. Nguyễn Hiệt Chi từng có chân sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh ở Phan Thiết là nơi tập trung khá nhiều chí sĩ yêu nước buổi đầu thế kỷ.”