logo

Trong bài "Đi tìm mặt trời", Gõ kiến đã gặp những ai để nhờ đi tìm mặt trời? Kết quả ra sao?

icon_facebook

Câu hỏi: Trong bài "Đi tìm mặt trời", Gõ kiến đã gặp những ai để nhờ đi tìm mặt trời? Kết quả ra sao?

Lời giải:

Gõ kiến đã gặp công, liếu điếu, chích chòe và gà trống để nhờ đi tìm mặt trời. Kết quả là chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời còn những loài còn lại đều không nhận lời.

Trong bài "Đi tìm mặt trời", Gõ kiến đã gặp những ai để nhờ đi tìm mặt trời? Kết quả ra sao?

>>> Xem trọn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 26: Đi tìm mặt trời

Tìm hiểu thêm về nhà văn Vũ Tiến Nam

Tiểu sử

Nhà văn Vũ Tú Nam tên thật là Vũ Tiến Nam, sinh ngày 5.10.1929, quê tại thôn Lương Kiệt, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định. Ông có hai người anh ruột cũng tài hoa trong giới văn đàn là nhà văn Vũ Ngọc Bình và nhà thơ Vũ Cao.

Xuất thân trong một gia đình nhà nho, lúc nhỏ ông theo học trường tiểu học Pháp - Việt ở Hòa Bình, sau lên Hà Nội tiếp tục học bậc trung học. Năm 1947, ông nhập ngũ. Nhờ khả năng viết văn, ông được phân công công tác tại báo Chiến sĩ (Liên khu 4). Năm 1948, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1950, ông về công tác tại báo Quân đội Nhân dân, đồng thời cũng là một trong những biên tập viên đầu tiên của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1957, cán bộ văn nghệ thuộc Cục Tuyên huấn Quân đội Nhân dân Việt Nam, cấp bậc chính trị viên tiểu đoàn.

Tác phẩm nhà văn Vũ Tú Nam

Có thể kể tên một số tác phẩm chính của Vũ Tú Nam : Bên đường 12 (truyện – 1950), Quê hương (truyện: – 1960), Sống với thời gian hai chiều (tập truyện – 1983), Ma xuân – tiếng chim (truyện ngắn – 1985), Đêm khó ngủ (tập truyện – 1989), 20 truyện ngắn (1994), Tuyển tập Vũ Tú Nam (I và II – 1997), Mây hồng (tập truyện ngắn và bút ký – 1998). Về sáng tác cho thiếu nhi, đáng chú ý là những tác phẩm : Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công (truyện đồng thoại – 1963), Con chuột Láu (truyện đồng thoại’ – 1988), Tiếng ve ran (tuyển tập truyện cho thiếu nhi – 1994). 

Bằng bút pháp điểm tĩnh, trầm lắng, mỗi một truyện ngắn, truyện vừa của nhà văn đều nêu được một cảnh đời, để lại một ấn tượng cho người đọc. Những tác phẩm miêu tả cuộc kháng chiến và những con người kháng chiến thường  rất chân thật, thể hiện được cuộc sống và chiến đấu của những người lính cụ Hồ trong chiến trận như Bên đường 12 (truyện – 1950), hoặc trong khai hoang phục hóa xây dựng hòa bình như Quê hương (truyện – 1960). Đến truyện ngắn Sống với thời gian hai chiều (1983), nhìn lại cái hiện thực đời thường mà  mình đã xa cách nhiều năm vì bận bịu với những công việc “quốc gia đại sự”, nhìn lại năng lực của một cán bộ “có trình độ”, nhân vật trong truyện bỗng cảm thấy lúng túng, cảm thấy kém cỏi trước trí tuệ và tấm lòng của một người dân thường

icon-date
Xuất bản : 19/09/2022 - Cập nhật : 19/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads