Câu hỏi: Trong bài “Những bậc đá chạm mây", công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?
Lời giải:
Ngày ngày, ông bạt đất, khiêng đá, ghép thành từng bậc hướng thẳng lên núi. Tuy công việc rất nặng nhọc nhưng ông không từ bỏ. Về sau có thêm nhiều người trong xóm cũng tình nguyện đến làm cùng và sau năm năm, cố Đương đã mở xong con đường ngắn nhất từ xóm lên núi Hồng Lĩnh.
>>> Xem trọn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 25: Những bậc đá chạm mây
Tìm hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Đổng Chi
Cống hiến
Cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm và viết lại gần 2.000 truyện cổ Việt Nam. Số truyện trên được ông sử dụng để soạn bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam gồm 5 tập. Đây cũng là bộ sách nghiên cứu được biên soạn và in xong lâu nhất: 25 năm (1957-1982), rải rác với tổng cộng 5 lần in lẻ. Ông đã phân loại truyện cổ tích thành 3 tiểu loại: 1. Cổ tích thần kỳ; 2. Cổ tích thế sự; 3. Cổ tích lịch sử.
Với cuộc đời từng trải, với hơn 50 năm cầm bút, phạm vi chủ yếu của Nguyễn Đổng Chi thật rộng: sáng tác văn học, nghiên cứu văn học viết, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Hán – Nôm, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đột xuất, như công trình Việt Nam cổ văn học sử lần đầu tiên đưa văn học chữ Hán của người Việt vào văn học sử và nghiên cứu văn học sử theo thể loại, loại hình, kiểu nhà văn…, công trình về nông dân khởi nghĩa lý giải uyển chuyển nguyên nhân bùng phát của khởi nghĩa nông dân không đơn thuần do nghèo khổ mà bắt nguồn có ý thức từ tư tưởng chống đối của tầng lớp tiểu trí thức, hay việc phát hiện di chỉ đồ đá cũ ở núi Đọ, Thanh Hóa năm 1960… Nhưng cống hiến nổi bật hơn cả của ông là ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian, được coi là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, nhất là những kiến giải mới mẻ về loại hình truyện cổ tích Việt Nam trong tương quan với cổ tích thế giới.
Tác phẩm:
Mọi Kontum (soạn chung với Nguyễn Kinh Chi, 1937)
Việt Nam cổ văn học sử(1941)
Đào Duy Từ. Giải thưởng Học hội Alexandre de Rhodes. 1943
Hát giặm Nghệ-Tĩnh(1943), viết lại thành 3 tập công bố 1961-1963
Thoái thực kí văntập I (đồng dịch giả). Nxb. Tân Việt, H. 1944
Phạm Hồng Thái, Nxb Ngàn Hống, H. 1945
Lước sử các cuộc cách mạng trên thế giới, 3 tập, Nxb. Ngàn Hống, H.1946
Nguyễn Trãi, nhà văn học và chính trị thiên tài(1957)
Lược thảo về thần thoại Việt Nam(1956)
Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam(đồng tác giả, năm quyển, 1958-1960)
Vè Nghệ Tĩnh(Chủ biên) 3 tập. Nxb. Văn học, H. 1965
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam(5 tập 1957-1982)
Thời đại Hùng Vương(đồng tác giả, 1973)
Góp phần tìm hiểu phong trào nông dân Việt Nam trong lịch sử xã hội phong kiến(1968-1978)
Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút(1977)
Địa chí văn hóa dân gian Nghệ-Tĩnh(1982-1983, in 1995)
Phương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn(Biên soạn cùng với Cao Huy Đỉnh và Đặng Nghiêm Vạn, 1966)
Thư mục và sách dẫn Tập san Văn Sử Địa và Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, H. 1973
Thư tịch cổ nhiệm vụ mới(Chủ biên, 1977)