logo

Trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần đọc hiểu: "Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?"

Hướng dẫn "Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần Đọc hiểu: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?". Mời các bạn cùng tham khảo nhé!


Yêu cầu chung:

- Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

- Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

- Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.

- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.


Dàn ý trình bày suy nghĩ về ý kiến "Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?"

a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề

b. Thân đoạn:

- Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn vật hồi sinh, trỗi dậy. Yếu tố làm nên mùa xuân của đất trời là sức sống; còn yếu tố làm nên mùa xuân của cuộc đời, của con người là lửa.

- Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, nghị lực, niềm tin; là tình yêu thương của con người với con người…

- Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ, hoài bão. Có lửa con người mới sống hết mình trong cháy khát, đam mê. Có lửa để con người sống người hơn, nhân văn hơn. Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, lửa làm nảy nở những búp chồi hạnh phúc …

- Nếu lửa chỉ cháy trong một cá nhân chẳng khác nào một ngọn nến le lói trong bóng đêm. Ngọn lửa phải lan tỏa, chúng ta cùng cháy mới có thể thắp lên “mùa xuân”.

c. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

Trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ở đoạn trích trong phần đọc hiểu: "Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?"

Đoạn văn mẫu Trình bày suy nghĩ về ý kiến "Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?"


Mẫu 1

Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân. Quả thật đây là một câu nói hoàn toàn chính xác. Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, nhựa sống căng tràn, vạn vật thi nhau đua nở, khoe sắc. Đó chính là yếu tố tạo nên mùa xuân của đất trời. Còn lửa chính là điều tạo nên mùa xuân cuộc đời. Vậy lửa là gì? Lửa chính là hình ảnh ẩn dụ cho ngọn lửa nhiệt huyết, đam mê cháy bỏng; lửa là sự quyết tâm, cố gắng, ý chí nghị lực kiêng cường. Như vậy lửa chính là điều để con người vững tin vào đam mê, vào ngày mai. Từ đó con người cố gắng, học tập và làm việc hăng say để vươn tới thành công. Trong cuộc đời, mỗi người sẽ là một ngọn lửa của riêng mình và tất cả chung lại sẽ thành mộ ngọn lửa rực cháy, thắp lên thành mùa xuân. Như vậy, hãy luôn có lửa và cháy hết mình vì ngọn lửa tươi sáng ấy.


Mẫu 2

Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Phải có chồi non, lộc biếc thì mới chứng tỏ được cái cây còn phát triển, còn sống khỏe mạnh trăm năm, phải có tuổi trẻ thì một đất nước mới có hi vọng vươn lên sánh ngang với cường quốc năm châu. Nhưng nếu người trẻ không chịu hiểu rõ sứ mệnh của bản thân, không tự thắp lên trong mình ý chí phấn đấu trau dồi mình thành công dân tốt, không biết đến xung quanh ngày càng giá lạnh trong tâm hồn, thiếu đi quan sát, thiếu đi tình yêu thì tương lai đất nước thật đáng lo ngại. Trông “Thắp mình để sang xuân”, Nhà văn Đoàn Công Lê Huy đã có những lời viết rất hay và mang tính cổ vũ, kêu gọi mọi người trẻ hiểu rõ về trách nhiệm của mình. Tác giả viết: Nếu không có lửa làm sao thành mùa xuân?

Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn vật hồi sinh, trỗi dậy. Yếu tố làm nên mùa xuân của đất trời là sức sống; còn yếu tố làm nên mùa xuân của cuộc đời, của con người là lửa. Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, nghị lực, niềm tin; là tình yêu thương của con người với con người… Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ, hoài bão. Có lửa con người mới sống hết mình trong cháy khát, đam mê. Có lửa để con người sống nhân văn hơn. Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, lửa làm nảy nở những búp chồi hạnh phúc …

Nhiều bạn trẻ hiện nay không hề có sự rèn luyện học tập, sức khỏe cho mình, trong các hoạt động chung thì luôn có suy nghĩ: thiếu mình cũng chẳng sao, đầy người làm rồi. Mình có nỗi buồn gì, khó khăn gì cũng chẳng ai quan tâm, do vậy bạn cũng không hề quan tâm chuyện người khác. Nếu ai cũng có suy nghĩ như vậy thì tương lai tất cả chúng ta sẽ ra sao, ai cũng chỉ biết mình, tự thương hại chính mình thì còn đâu là sự đoàn kết, đâu là tập thể xã hội. Câu chuyện bó đũa từ xa xưa vẫn luôn là bài học cần thiết cho hôm nay. Cần rộng lòng hơn để chia sẻ, cần quan tâm hơn đến nhau và cùng nỗ lực để mùa xuân của xã hội và mùa xuân của chính bạn thêm cháy bỏng, đáng quý.

Hãy tự trau dồi bản thân về học vấn, đạo đức, sức khỏe, phần nào yếu kém thì nỗ lực, phần nào làm tốt thì phát huy, chẳng ai sinh ra lại vô ích cả. Ít nhất, nhờ bạn mà nhiều người khác thấy có động lực hơn đó cũng là một cách giúp cho đời. Hãy nở bông hoa xinh góp cho vườn hoa đất nước nhé bạn.

>>> Xem thêm: Lý tưởng của người thanh niên trong bài thơ Từ ấy

icon-date
Xuất bản : 30/05/2022 - Cập nhật : 19/11/2022