logo

Trình bày sự đa dạng về thành phần loài của lưỡng cư

Sự đa dạng về thành phần loài của lưỡng cư được thể hiện như sau: Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. 


Câu hỏi: Trình bày sự đa dạng về thành phần loài của lưỡng cư

Trả lời:

Sự đa dạng về thành phần loài của lưỡng cư được thể hiện như sau:

Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân làm 3 bộ:

1. Bộ Lưỡng cư có đuôi: Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.

2. Bộ Lưỡng cư không đuôi: Có số lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phổ biến trong bộ: ếch cây, ễnh ương, và cóc nhà. Đa số loài hoạt động về đêm.

3. Bộ Lưỡng cư không chân: Đại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lẫn đêm.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Động vật lưỡng cư là gì?

Danh pháp khoa học: Amphibia) là một lớp động vật có xương sống máu lạnh. Tất cả các loài lưỡng cư hiện đại đều là phân nhánh Lissamphibia của nhóm lớn Amphibia này.

Động vật lưỡng cư phải trải qua quá trình biến thái từ ấu trùng sống dưới nước tới dạng trưởng thành có phổi thở không khí, mặc dù vài loài đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau để bảo vệ hoặc bỏ qua giai đoạn ấu trùng ở trong nước dễ gặp nguy hiểm.

https://lh6.googleusercontent.com/1AK58sRY8x4azk2YkPErgPNYdigq1jcf10qSZijBkS4hAncCg0kXMLa6dB33ijvsVT9lF8SNPQIFoEgOvJQTl9RNnJKMYoAHctO_fbnEpa5LD1gprV8Jzf-uvb6ejh5l4UPKBnhy

2. Đặc điểm chung của lưỡng cư

- Môi trường sống đa dạng như dưới nước, trên cạn, trên cây, trong đất.

- Da trần, ẩm ướt.

- Di chuyển bằng 4 chi (trừ bộ Lưỡng cư không chân).

- Hô hấp bằng da và phổi.

- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

- Thụ tinh ngoài, trong môi trường nước.

- Nòng nọc phát triển qua biến thái.

- Là động vật biến nhiệt.

>>> Xem thêm: Trình bày sự đa dạng về thành phần loài của lưỡng cư


3. Vai trò của lưỡng cư đối với con người:

- Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng.

- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh: ruồi, muỗi…..

- Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.

- Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.

- Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.

- Tuy nhiên một số lưỡng cư có thể gây độc cho con người như: chất độc trên da, trong gan của cóc

Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rỗng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức nhân nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.


4. Tái phát hiện 3 loài động vật lưỡng cư tuyệt chủng

Ba loài động vật lưỡng cư, được cho là đã tuyệt chủng, mới được các nhà khoa học thuộc Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI) phát hiện xuất hiện trở lại tại tại châu Phi và Mexico.Loài ếch Omaniundu được nhìn thấy lần cuối cùng cách đây 30 năm.

Cách đây 1 tháng, Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI) đã bắt đầu chiến dịch tìm lại những động vật lưỡng cư được cho là đã tuyệt chủng trên khắp thế giới. Kết quả, các nhà khoa học của CI đã tìm lại được 2 loài ếch ở phía tây châu Phi và một loài kỳ nhông ở Mexico.

Loài kỳ nhông mà các nhà khoa học mới phát hiện được cho là đã tuyệt chủng từ năm 1941. Để phát hiện được loài kỳ nhông này, các nhà nghiên cứu đã phải xuống một hang rất sâu và tối ở khu rừng hẻo lánh của Mexico.

“Kết quả này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đây là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy loài kỳ nhông này sau 60 năm”, tiến sĩ Robin Moore, điều phối viên dự án tìm lại những động vật lưỡng cư được cho là đã tuyệt chủng của CI, cho biết.

Hai loài ếch châu Phi được cá nhà khoa học phát hiện lại là loài ếch Omaniundu (Hyperolius sankuruensis) ở nước CHDC Congo, lần cuối cùng loài ếch này được nhìn thấy là vào năm 1979, và loài ếch núi Nimba (Hyperolius nimbae) tại Bờ Biển Nga, được cho là biến mất từ năm 1967. Tuy nhiên, môi trường sống của 2 loài ếch này đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Tiến sĩ Robin Moore hy vọng ngoài 3 loài động vật lưỡng cư mới được phát hiện lại ở trên, nhóm nghiên cứu của ông sẽ tìm ra được 100 loài động vật lưỡng cư được coi là đã tuyệt chủng khác trên thế giới: “Những phát hiện ban đầu của chúng tôi có ý quan trọng đối với con người cũng như các loài động vật được tìm thấy. Đây là một tín hiệu lạc quan trong việc tìm kiếm những loài động vật bị cho là đã tuyệt chủng khác”.

Dự kiến, kết quả nghiên cứu của CI sẽ được trình bày tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về Đa dạng sinh học sẽ được tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản vào tháng 10 tới. Tại hội nghị này, chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế sẽ thảo luận về nhân tố con người tác động như thế nào tới sự tuyệt chủng của các loài động thực vật trên thế giới

icon-date
Xuất bản : 12/05/2022 - Cập nhật : 13/05/2022