logo

Trình bày nội dung lí thuyết cất cánh của W.W.Rostow. Ý nghĩa đối với nước ta?

Câu hỏi: Trình bày nội dung lí thuyết cất cánh của W.W.Rostow. Ý nghĩa đối với nước ta? 

Trả lời

* Nội dung lí thuyết cất cánh của W.W.Rostow:

Theo ông, quá trình tăng trưởng kinh tế đối với một đất nước phải trải qua 5 giai đoạn:

- Giai đoạn xã hội truyền thống: đặc trưng của xã hội là năng suất lao động xã hội thấp, vật chất thiếu thốn, xã hội kém linh hoạt, nông nghiệp thống trị.

- Giai đoạn chuẩn bị cất cánh:

+ Tầng lớp chủ xí nghiệp có đủ khả năng đổi mới, phát triển cơ cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông

+ Xuất hiện các nhân tố tăng trưởng

+ Một số khu vực tác động thúc đẩy kinh tế như ngân hàng, tài chính, tín dụng phát triển

+ Hoạt động xuất nhập khẩu tăng cường, công nghệ gia tăng.

Trình bày nội dung lí thuyết cất cánh của W.W.Rostow. Ý nghĩa đối với nước ta?

- Giai đoạn cất cánh: là giai đoạn quyết định, giống như một máy bay, chỉ có thể cất cánh khi đạt một tốc độ tới hạn nhất định. Cụ thể ở đây là 3 điều kiện:

+ Tỉ lệ đầu tư tăng từ 5 – 10% thu nhập quốc dân thuần túy.

+  Xây dựng được những lĩnh vực công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, có khả năng “đóng vai trò đầu tàu”.

+  Xây dựng bộ máy chính trị xã hội, tạo điều hiện phát triển, phát huy năng lực của các khu vực hiện đại, tăng cường quan hệ đối ngoại.

- Giai đoạn trưởng thành: khoảng 50 năm

+ Đầu tư đạt 10 – 20% thu nhập quốc dân

+ Xuất hiện nhiều ngàng công nghiệp mới, hiện đại

+ Cơ cấu xã hội biến đổi, các chủ doanh nghiệp tham gia vào bộ máy lãnh đạo đất nước, đời sống tinh thần nhân dân nâng cao

- Giai đoạn tiêu dùng cao:

+ Giai đoạn quốc gia thịnh vượng, xã hội hóa xã hội cao

+ Sản xuất hàng loạt hàng tiêu dùng và dịch vụ tinh vi

+ Dân cư giàu có, thu nhập bình quân đầu người tăng cao

* Nhận xét: Hạn chế của lí thuyết này là ở chỗ tăng trưởng kinh tế là một quá trình liên tục chứ không phải đứt đoạn nên không thể chia thành 5 giai đoạn một cách chính xác như vậy. Mặt khác sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước không giống như cách chia giai đoạn ở trên. Cách tiếp cận còn phiến diện, hạn chế ở chỗ giải quyết vấn đề: tại sao giai đoạn cất cánh xảy ra ở nước này mà không xảy ra ở nước khác, khi đã có 5 giai đoạn như trên mà xảy ra khủng hoảng kinh tế thì sẽ như thế nào, v.v…Tuy nhiên lí thuyết này vẫn còn nhiều điểm tiến bộ và có ý nghĩa thực tiễn đối với các nước đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.

* Ý nghĩa đối với nước ta:

Theo lí thuyết này, nước ta đang ở giai đoạn 2: giai đoạn chuẩn bị cất cánh. Để có thể sang giai đoạn cất cánh (giai đoạn 3) cần chuẩn bị những điều kiện:

- Đầu tư tăng: Để thu hút đầu tư, chính phủ cần

+ Đơn giản hóa các thủ tục hành chính (bởi hiện nay các thủ tục hành chính của Việt Nam còn phức tạp, dễ gây cản trở).

+ Tháo dỡ các rào cản do qui hoạch (xóa bỏ độc quyền và bảo hộ kinh tế trong nước)

+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế (VD: có chính sách lãi suất hợp lí)

-  Xây dựng được những lĩnh vực công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, có khả năng “đóng vai trò đầu tàu”. Với Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp có khả năng đóng vai trò “đầu tàu” cần chú trọng phát triển là các ngành công nghiệp trọng điểm như hàng tiêu dùng, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất, v.v…

- Xây dựng bộ máy chính trị xã hội, tạo điều kiện phát triển, phát huy năng lực của các khu vực hiện đại, tăng cường quan hệ đối ngoại. Việt Nam hiện nay rất cần thay giới lãnh đạo bảo thủ bằng những người cầm quyền tiến bộ biết sử dụng kĩ thuật và tăng cường quan hệ quốc tế (hiện nay Việt Nam có quan hệ với 171 nước và đang đẩy mạnh thêm). 

icon-date
Xuất bản : 20/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022