logo

Trình bày những quan điểm của trường phái trọng cung đồng thời chỉ rõ lý thuyết trọng cung đối lập với học thuyết kinh tế của Keynes ở những điểm nào.

Câu hỏi: Trình bày những quan điểm của trường phái trọng cung đồng thời chỉ rõ lý thuyết trọng cung đối lập với học thuyết kinh tế của
Keynes ở những điểm nào.

Trả lời

*Lí thuyết trọng cung của A.Laffer.

- Lí thuyết trọng cũng xuất hiện khoảng đầu những năm 80 ở Mĩ. Sau 1 thời gian dài, tất cả các lí thuyết kinh tế chỉ tập trung vào giải quyết lĩnh vực lưu thông và tương quan cung cầu. Lĩnh vực sản xuất dường như bị lãng quên. Cuối những năm 1970, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Mĩ có xu hướng chậm lại. Mà nguyên nhân là do những động lực kinh tế, những động lực sản xuất bị yếu đi. Lí thuyết trọng cung xuất hiện với mong muốn là tìm kiếm1 con đường, 1 giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động.

Nội dung lí thuyết trọng cung:

- Theo họ, 1 chính phủ khôn ngoan thì chỉ nên duy trì thuế suất tại 1 điểm mà ở đó thu nhập cho phép đạt mức cao nhất (tức là đến 50% là cùng). Laffer cũng đưa ra những khả năng: Trong khoảng 0-50% sẽ có lợi ích cho nền kinh tế hơn. Muốn có thu nhập ở A, có thể đặt thuế suất là 30% hoặc 70%. Thì nên chọn ở mức 30% hơn, vẫn đảm bảo thu nhập, các hoạt động kinh tế vẫn hợp pháp.

- Trường phái trọng cung phê phán quan điểm của Keyness trong đề nghị về chính sách thuế & chính sách điều khiển cầu. Theo họ, không phải vấn đề ở chỗ điều chỉnh cầu mà phải tìm ra được các yếu tố kích thích kinh tế. Bởi những yếu tố kích thích kinh tế này sẽ làm tăng chi phí, mà chi phí quyết định cung, tăng chi phí sẽ làm tăng cung. Cung mới sẽ tạo ra cầu mới.

Trình bày những quan điểm của trường phái trọng cung đồng thời chỉ rõ lý thuyết trọng cung đối lập với học thuyết kinh tế của Keynes ở những điểm nào.

- Họ cũng phê phán quan điểm của Keyness khi coi trọng tiết kiệm như là nguyên nhân làm giảm cầu, dẫn tới làm thu hẹp qui mô sản xuất, giảm việc làm, giảm thu nhập. Theo họ, những khoản tiết kiệm của ngày hôm nay lại chính là thu nhập trong tương lai, cho nên vẫn cần phải khuyến khích tiết kiệm, khuyến khích lao động, khuyến khích đầu tư. Keyness chủ trương tăng thuế, tức là làm giảm đi phần tiết kiệm của dân cư. Điều này sẽ làm cho thu nhập trong tương lai sẽ giảm, không có động lực kinh tế. Vì vậy, phái trọng cung đưa ra đề nghị là giảm thuế, mà công cụ để phân tích là đồ thị đường cong Laffer.

+ Khi thuế suất bằng 0%, không có thu nhập từ thuế. Khi thuế suất tăng lên, thu nhập từ thuế sẽ tăng. Nhưng đến 1 chừng mực nhất định nào đó thì tốc độ tăng của thu nhập bị chậm lại, không tương xứng với tốc độ tăng của thuế suất.

+Khi vượt quá giới hạn thuế suất (Vd: 50%) thì tốc độ tăng của thu nhập giảm dần. Nguyên nhân là do các động lực kinh tế giảm. Khi thuế suất là 100%, thu nhập từ thuế bằng 0, ngang với việc không thu thuế.

* Sự đối lập của trường phái trọng cầu và trọng cung
 

 

Trường phái trọng cầu

Trường phái trọng cung

Mụcđích
ra đời

Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp Tìm kiếm con đường tăng trưởng kinh tế

Biện pháp

Coi trọng các biện pháp tác động vào tổng cầu để kích thích sự tăng trưởng sản lượng và thu nhập quốc dân. Do vậy phải giảm tiết kiệm, tăng đầu tư tức là kích cầu Đề cao vai trò của cung đối với sự tăng trưởng kinh tế
Tăng năng suất lao động bằng con đường kích thích lao động, đầu tư và tiết kiệm => Kích cung

Bàn về thuế

Thuế suất cao đối với các khoản tiết kiệm cảu dân cư.
Giảm thuế đối với doanh nghiệp
Giảm thuế suất để kích thích tích cực của con người, tăng đầu tư, tạo việc làm, tăng sản lượng và tăng thu ngân sách

Vai trò
của nhà nước

Đề cao vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, bỏ qua vai trò của thị trường; các chính sách kinh tế là để làm tăng tổng cầu và việc làm Có sự điều tiết của nhà nước ở mức nhất định, thị trường nhiều hơn, nhà nước ít hơn; các chính sách kinh tế là để kích thích việc tăng cung

Tiết kiệm

Tiết kiệm là nguồn gốc phát sinh ra sản xuất thừa, là nhân tố làm
giảm việc làm và quy mô hoạt động kinh tế
Với cá nhân, tiết kiệm là khoản thu nhập của tương lai. Tiết kiệm thu nhập hiện tại càng nhiều thì thu nhập tương lai càng lớn

Tác động
của cung,
cầu đối
với nền
kinh tế

Khi thu nhập tăng lên, tiêu dùng cũng tăng lên nhưng tăng chậm
hơn làm giảm cầu tương đối, tức là giảm cầu  hiệu quả 

=> Ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và khối lượng việc làm
Để điều chỉnh sự thiếu hụt này cần tăng đầu tư hoặc nhà nước can thiệp bằng các chính sách kích cầu 

=> Cầu có hiệu quả tăng lên, giá cả hàng hóa tăng, hiệu quả giới hạn tư bản tăng => Khuyến khích mở rộng sản xuất 

=> Kinh tế tái phát triển, khủng hoảng và thất nghiệp bị ngắn chặn.

Khối lượng sản xuất càng lớn, lượng cung càng lớn.
Đến lượt nó, cung mới sẽ tạo ra cầu mới, nhờ vậy nền kinh tế đạt trạng thái lý tưởng => Khủng hoảng kinh tế và sản xuất thừa bị loại trừ
icon-date
Xuất bản : 17/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022