logo

Phân tích lý thuyết trọng tiền hiện đại của Mitol Friedman. Phân biệt sự khác nhau cơ bản với lý thuyết kinh tế của Keynes.

Câu hỏi: Phân tích lý thuyết trọng tiền hiện đại của Mitol Friedman. Phân biệt sự khác nhau cơ bản với lý thuyết kinh tế của Keynes.

Trả lời

* Lý thuyết trọng tiền hiện đại của Mitol Friedman

+ Thứ nhất, mức cung tiền tệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng của sản lượng quốc gia và do đó ảnh hưởng đến các biến số của kinh tế vĩ mô như việc làm, giá cả. Về bản chất: nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tương đối ổn định, cơ chế thị trường tự nó sẽ đảm bảo cân bằng cung cầu và không nhất thiết phải trải qua các chu kì kinh doanh. Suy thoái và lạm pháp cao là do nhà nước cung quá ít hoặc nhiều tiền cho nền kinh tế.

=> Biến động trong cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến biến động trong thu nhập, trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giá cả cùng với những biến động trong cơ cấu kinh tế và cạnh tranh… dẫn tới khủng hoảng kinh tế. 

Phân tích lý thuyết trọng tiền hiện đại của Mitol Friedman. Phân biệt sự khác nhau cơ bản với lý thuyết kinh tế của Keynes.

Có thể tác động vào chu kì kinh tế tư bản chủ nghĩa bằng việc chủ động điều tiết mức cung tiền tệ. Việc điều tiết này do nhà nước thực hiện thông qua ngân hàng trung ương. Hiệu quả phụ thuộc vào trình độ và năng lực của nhà nước.

 Thứ 2, giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên có thể thông qua chính sách tiền tệ để ổn định giá cả, chống lạm phát.

Từ công thức: MV=PQ 
Ta có: V=PQ/M
M: mức cung tiền tệ
V: tốc độ lưu thông tiền tệ

P: Giá cả trung bình của hàng hóa và dịch vụ

Q: sản lượng

PQ: GNP danh nghĩa

Vì V có tính ổn định, Q không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít vào M => M thay đổi tác động trực tiếp đến P => tác động đến giá cả, lạm phát và sự phát triền kinh tế

Chủ trương: ưu tiên chống lạm phát hơn là chống thất nghiệp, lạm phát là căn bệnh nan giải của xã hội chứ không phải thất nghiệp 

Chỉ có chính sách tiền tệ mới giữ vai trò chủ đạo tác động đến ổn định và phát triển kinh tế. Tư tưởng điều tiết tiền tệ (Friedman) là chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong cùng thời kỳ phát triển, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nên tăng khối lượng tiền tệ, trong thời kỳ ổn định nên giảm mức cung tiền tệ

+ Thứ 3, ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh, ửng hộ chế độ tư hữu, bảo vệ quyền tự do hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước không nên can thiệp nhiều vào kinh tế

=> Nhân xét: Lý thuyết trọng tiền có ảnh hưởng sâu sắc trong nhiều nước tư bản phát triển đặc biệt là Anh – Mĩ. Nhưng chỉ đạt được hiệu quả kinh tế nhất thời sau đó lại đưa đến những hậu quả mới.

*So sánh trọng tiền với trọng cầu của Keynes:

- Giống: đối tượng nghiên cứu: nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa; áp dụng phương pháp kinh tế vĩ mô; coi trọng vai trò kinh tế nhà nước và các công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế; chủ trương làm tăng mức cung tiền tệ hàng năm theo một tỉ lệ nhất định; mục tiêu: hướng vào tạo sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Khác:

 

Friedman

Keyness

Sản lượng nền kinh tế

- Cung tiền tệ là nhân tố quyết định sự gia tăng sản lượng của nền kinh tế.
- Nếu sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng thì nên tăng cung tiền và ngược lại.
- Chính sách tài chính chỉ liên quan đến phân phối thu nhập quốc dân cho quốc phòng và hàng hóa công cộng, còn các biến số kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào cung tiền tệ.
- Tổng cầu quyết định tổng cung và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế.
- Chủ trương tăng cung tiền tệ là để giảm lãi suất, kích thích đầu tư và qua đó tăng tổng cầu
=> tăng trưởng sản lượng nền kinh tế
- Chính sách tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến các biến số kinh tế vĩ mô.

Cầu tiền

- Có tính ổn định cao
- Là nhân tố ngoại sinh
- Không phụ thuộc vào lãi suất mà chỉ phụ thuộc thu nhập.
- Không phải là nhân tố hoạt động của quá trình sản xuất
- Không có tính ổn định
- Là nhân tố nội sinh
- Phụ thuộc vào lãi suất và tâm lí thích sử dụng tiền mặt hay các nhân tố khác
- Là nhân tố quyết định tái sản xuất

Ứng xử
của người
tiêu dùng

- Khi có khoản thu nhập ổn định chắc chắn thì mức tăng tiêu dùng cao hơn mức tăng thu nhập tức thời - tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập nhưng tăng chậm hơn thu nhập (dC<dR) vì khuynh hướng gia tăng tiết kiệm.

Lạm phát thất nghiệp

Lạm phát là căn bệnh nan giải của nền kinh tế.
Thất nghiệp là hiện tượng bình thường trên thị trường.
Tính chất k ổn định của lạm phát là nhân tố mất ổn định chung, ảnh hưởng đến giá cả và sinh ra thất nghiệp
Thất nghiệp là nhân tố gây bất ổn định cho nền kinh tế vì thế khuyến khích mọi hoạt động có thể mở rộng việc làm, chống thất nghiệp. Lạm phát là phương tiện chống thất nghiệp

Cơ chế
điều tiết
kinh tế

Ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh dựa vào thị
trường, đề nghị NN không nên can thiệp nhiều mà chỉ giới hạn ở việc điều chỉnh mức cung tiền tệ.
Đánh giá cao vai trò của nhà nước, bỏ qua vai trò của cơ chế thị trường
icon-date
Xuất bản : 17/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022