logo

Cơ chế thị trường đã được Paul A.Samuelson đề cập như thế nào trong lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp? Cho biết trong sự phát triển của kinh tế học, trường phái nào nhấn mạnh về cơ chế thi trường?

Câu hỏi: Cơ chế thị trường đã được Paul A.Samuelson đề cập như thế nào trong lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp? Cho biết trong sự phát triển của kinh tế học, trường phái nào nhấn mạnh về cơ chế thi trường?

Trả lời

Lí thuyết nền kinh tế thị trường nhà nước là tư tưởng trung tâm của trường phái kinh tế học hiện đại. Nếu như các nhà kinh tế trường phái cổ điển và tân cổ điển say mê với “bàn tay vô hình” và “cân bằng tổng quát” của thị trường, trường phái Keynes say sưa với “bàn tay hữu hình” của nhà nước thì P.Samuelson chủ trương phân tích nền kinh tế dựa trên cả “2 bàn tay” của thị trường và nhà nước.
Ông cho rằng “điều hành nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”. Cụ thể, ông đề cập đến cơ chế thị trường như sau:

Theo Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn
nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế.

- Sản xuất hàng hóa gì? với số lượng bao nhiêu?

- Sản xuất hàng hóa như thế nào? Ai là người sản xuất, sản xuất bằng nguồn lực nào, sử dụng kĩ thuật sản xuất nào?

- Sản xuất cho ai? Ai là người được hưởng các thành quả của những nỗ lực kinh tế, hay sản phẩm quốc dân được phân chia như thế nào?

Những đặc trưng của cơ chế thị trường là:

- Không phải là sự hỗn độn mà là một trật tự kinh tế

- Là phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có bộ não trung tâm, nó vẫn giải được những bài toán mà máy tính lớn nhất ngày nay không thể giải nổi (giải quyết những vấn đề sản xuất phân phối). 

- Không ai thiết kế ra, xuất hiện tự nhiên và cũng thay đổi (luôn luôn thay đổi) như xã hội loài người. Không cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá.

Cơ chế thị trường đã được Paul A.Samuelson đề cập như thế nào trong lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp? Cho biết trong sự phát triển của kinh tế học, trường phái nào nhấn mạnh về cơ chế thi trường?

Thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và ng bán một thứ hàng hóa nào đó tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa.

Các yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường:

- Hàng hóa và dịch vụ: hàng hóa yếu tố đầu vào như đất đai, lao động tư bản và hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ.

- Cung cầu về hàng hóa trên thị trường.

- Giá cả của hàng hóa.

Cơ chế thị trường chịu sự điều khiển của “hai ông vua” là người tiêu dùng và kĩ thuật. (Người tiêu dùng thống trị, điều khiển thị trường nhưng
lại bị kĩ thuật hạn chế vì kinh tế không thể vượt qua giới hạn của khả năng sản xuất) Do đó chỉ người tiêu dùng không quyết định được sản
xuất cái gì mà còn do: chi phí sản xuất, các qui định kinh doanh. Vì thế thị trường đóng vai trò trung gian hòa giải sở thích người tiêu dùng và hạn chế của kĩ thuật.

Đặc điểm của cơ chế vận hành:

- Cơ chế thị trường tự phát đảm bảo cân bằng cung cầu hàng hóa.

- Lợi nhuận vừa là động lực vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh. Họ bị lôi cuốn vào những mặt hàng lãi cao lảng tránh những mặt
hàng lãi thấp và không có lãi.

Ưu điểm của cơ chế thị trường:

- Cơ chế thị trường giúp huy động có hiệu quả các nguồn lực.

- Kích thích cải tiến kĩ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao đông nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất…

- Thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội.

- Làm cho khối lượng hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phí đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Nhược điểm: Cơ chế thị trường có thể gây nên các hiện tượng:

- Lạm phát

- Thất nghiệp

- Phá hoại tự do cạnh tranh

- Ô nhiễm môi trường: nhà sản xuất chạy đua theo lợi nhuận mà không quan tâm đến các tác động tiêu cực đến môi trường của công nghệ sản xuất. 

- Phân hóa giàu nghèo: cơ chế thị trường có thể đem lại sự phân phối thu nhập bất bình đẳng.

- Khủng hoảng kinh tế.

- Ảnh hưởng của độc quyền: sản lượng thấp, giá cả hàng hóa bị đẩy cao, hạn chế sự cải tiến kĩ thuật…

- Ngoài ra còn các khuyết tật của thị trường khác như: ngoại ứng (tích cực và tiêu cực, không có nhà cung ứng hàng hóa công cộng).

Để đối phó với những khuyết tật, sai lầm của cơ chế thị trường, nền kinh tế hiện đại cần phối hợp bàn tay vô hình của thị trường với bàn tay
hữu hình của nhà nước như thuế khóa, chỉ tiêu, pháp luật… 

icon-date
Xuất bản : 17/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022