logo

Theo Samueslson: “Điều hành một nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay vậy” Hãy nhận xét luận điểm nói trên và rút ra ý nghĩa thực tiễn từ luận điểm đó

Câu hỏi: Theo Samueslson: “Điều hành một nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay vậy” Hãy nhận xét luận điểm nói trên và rút ra ý nghĩa thực tiễn từ luận điểm đó.

Trả lời

Vỗ tay phải có cả 2 bàn tay vỗ vào nhau mới tạo ra tiếng kêu, việc vỗ tay bằng một bàn tay thì không thế phát ra tiếng, cũng giống như vây. P.S khẳng định vai trò của cả hai bàn tay trong điều tiết một nền kinh tế, nếu thiếu một trong 2 bàn tay thì nền kinh tế không thể vận hành một cách “khỏe mạnh” được. Cụ thể

Cơ chế thị trường có những ưu điểm mà bàn tay của nhà nước không thể có được:

- Cơ chế thị trường giúp huy động có hiệu quả các nguồn lực.

- Kích thích cải tiến kĩ thuật công nghệ, nâng cao năng suất lao đông nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất… 

- Thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội.

- Làm cho khối lượng hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Tuy nhiên, nếu không có bàn tay của nhà nước can thiệp, cơ chế thị trường có thể gây nên các hiện tượng:

- Lạm phát

 Thất nghiệp

- Phá hoại tự do cạnh tranh

- Ô nhiễm môi trường: nhà sản xuất chạy đua theo lợi nhuận mà không quan tâm đến các tác động tiêu cực đến môi trường của công nghệ sản xuất.

- Phân hóa giàu nghèo: cơ chế thị trường có thể đem lại sự phân phối thu nhập bất bình đẳng.

- Khủng hoảng kinh tế.

- Ảnh hưởng của độc quyền: sản lượng thấp, giá cả hàng hóa bị đẩy cao, hạn chế sự cải tiến kĩ thuật… 

- Ngoài ra còn các khuyết tật của thị trường khác như: ngoại ứng (tích cực va tiêu cực, không có nhà cung ứng hàng hóa công cộng).

Để đối phó với những khuyết tật, sai lầm của cơ chế thị trường, nền kinh tế hiện đại cần phối hợp bàn tay vô hình của thị trường với bàn tay hữu hình của nhà nước như thuế khóa, chỉ tiêu, pháp luật…

Theo Samueslson: “Điều hành một nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay vậy” Hãy nhận xét luận điểm nói trên và rút ra ý nghĩa thực tiễn từ luận điểm đó

Nhà nước có 4 chức năng chính trong nền kinh tế thị trường:

Thứ nhất, thiết lập khuôn khổ pháp luật: đề ra các quy tắc của trò chơi kinh tế mà người tiêu dùng, doanh nghiệp và bản thân chính phủ phải
tuân theo

Thứ hai, sửa chữa các thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả. Cụ thể:

- Đưa ra các luật lệ nhằm hạn chế độc quyền, đảm bảo tính cạnh tranh.

- Đánh thuế hoặc đưa ra các tiêu chuẩn, thông số cho phép nhằm hạn chế ngoại ứng tiêu cực. Trợ cấp, khuyến khích ngoại ứng tích cực.

- Đảm bảo cung ứng hàng hóa công cộng thông qua hoạt động của các doanh nghiệp công ích, trợ cấp về tài chính tín dụng cho các doanh nghiệp đó hoạt động hiệu quả.

Thứ ba, đảm bảo sự công bằng. Cơ chế thị trường sinh ra sự phân hóa, bất bình đẳng về thu nhập. Chính phủ có nhiệm vụ phân phối lại thu nhập thông qua công cụ thuế đối với người có thu nhập cao, trợ cấp cho người có thu nhập thấp (tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ y tế, nhà ở xã hội…) hệ thống hỗ trợ chăm sóc người già, người tàn tật, ng thất nghiêp…

Thứ tư, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ thuế suất, chi tiêu chính phủ, lãi suất thành toán chuyển nhượng, chính sách tiền tệ nhằm khuyến khích hoặc hạn chế các hoạt động kinh tế.

Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp của Nhà nước cũng có những hạn chế như có nhiều vấn đề Nhà nước không lựa chon đúng, sự tài trợ của Chính phủ có lúc kém hiệu quả (do chương trình quá lớn, thời gian quá dài), sự ảnh hưởng của chủ quan (Chính phủ bị chi phối bởi thiểu số người, hoặc bởi những người bất tài, tham nhũng,…) dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, không phù hợp với quy luật khách quan, không phản ánh đúng sự vận động của thị trường. Vì vậy theo Samuelson sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên giới hạn “trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh”.

Tóm lại, phát triển kinh tế có hiệu quả là phải dựa vào cả “hai bàn tay”. Cơ chế thị trường(bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản lượng trong
nhiều lĩnh vực. Sự điều tiết của Chính phủ (bàn tay hữu hình): bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ.

Ø Ý nghĩa thực tiễn với nước ta:

Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là cần thiết để ngăn ngừa và khắc phục những khuyết tật của thị trường,để thị trường hoạt động có hiệu quả.Thực chất đây là sự mở rộng chức năng của nhà nước khi lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ xã hội hoá cao.
Các chức năng kinh tế của nhà nước đc Samuelson quan tâm như thiết lập khuôn khổ pháp luật,sửa chữa thất bại của thị trường,đảm bảo công bằng xã hội và ổn định nền kinh tế vĩ mô.Đây là những nội dung quan trọng mà các nhà nước đều phải quan tâm khi xây dựng thể chế kinh tế thị trường mà chúng ta nghiên cứu vận dụng.

Để làm tốt chức năng trên, nhà nước cần sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô. Samuelson đã chỉ ra các công cụ như pháp luật, chương trình kinh tế, chính sách kinh tế trong đó rất coi trọng chính sách tài chính tiền tệ và các công cụ kinh tế khác. Đây là những công cụ không thể thiếu đc để nhà nước quản lí 1 nền kinh tế thị trường hiện đại Samuelson nêu quan điểm không nên tuyệt đối hoá vai trò kinh tế của nhà nước, cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của thị trường trong vận hành 1 nền kinh tế. Đây là 1 tổng kết thực tiễn rất quan trọng mà chúng ta cần quan tâm nghiên cứu,vận dụng trong công cuộc đổi mới để vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có hiệu quả. 

icon-date
Xuất bản : 17/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022