logo

Trình bày những nét khái quát về thành Cổ Loa: niên đại, các vòng thành, ý nghĩa


Niên đại thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa được đắp vào thế kỉ III – II TCN dưới thời An Dương Vương. Đây là toà thành đất cổ nhất, quy mô lớn nhất Đông Nam Á.


Các vòng thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa có 3 vòng thành khép kín (thành nội, thành trung, thành ngoại) với tổng chiều dài gần 16 km.

Bao quanh thành là các hào nước thông với sông Hoàng. Trên mặt thành có các ụ đất nhô ra ngoài, gọi là “hoả hồi”


Ý nghĩa thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa là bằng chứng rõ nét về sự sáng tạo, trình độ kĩ thuật và văn hoá của người Việt cổ.

Trong Khu di tích Cổ Loa còn có kiến trúc đền, chùa, đình tiêu biểu cho tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt. Một số công trình tiêu biểu như: đền Thượng (đền thờ An Dương Vương), đình Cổ Loa, am Mị Châu, chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng, đình Mạch Tràng.

 

Di tích Cổ Loa cũng là địa điểm khảo cổ học có giá trị nổi bật với nhiều di tích như: Bãi Mèn, Đình Tràng, Mả Tre,… Các di tích này gắn với các giai đoạn văn hoá, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn của người Việt. Tại các khu vực này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều công cụ lao động, nhạc khí và vũ khí bằng đồng, gốm thô, dao sắt, bếp lửa. Những phát hiện này góp phần làm sáng tỏ về lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân thời kì An Dương Vương.

icon-date
Xuất bản : 27/10/2022 - Cập nhật : 03/07/2023