So sánh vương quốc Chăm Pa và vương quốc Phù Nam dựa trên hai đặc điểm giống và khác nhau.
- Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Đều tồn tại các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân
Nội dung so sánh | Vương quốc Cham-pa |
Vương quốc Phù Nam |
Đời sống kinh tế | Phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, đóng gạch và xây dựng đền tháp | Ngoại thương đường biển rất phát triển. |
Tổ chức xã hội | Có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính gồm: Tăng lữ, quý tộc, dân tự do, nông dân và nô lệ | phân chia thành 5 thành phần chính: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân. Không có tầng lớp nô lệ. |
Văn hóa |
- Tín ngưỡng: + Hin đu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất của Chăm-pa, trong đó chủ yếu là thờ thần Si-va. + Phật giáo tiếp tục phát triển . + Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong nhân dân - Chữ viết: chữ Chăm được cải tiến và hoàn thiện. - Kiến trúc - điêu khắc: nổi tiếng nhất thời kì này là các đền tháp được xây dựng bằng gạch nung và trang trí phù điêu,… như cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Po-na-ga (Khánh Hòa), Po-klong Ga-rai (Ninh Thuận)… - Ca múa nhạc phát triển, sử dụng nhiều đạo cụ như trống, kèn,… |
- Tôn giáo, tín ngưỡng: + Tín ngưỡng đa thần. + Tiếp nhận các tôn giáo từ bên ngoài như: Hin-đu; Phật giáo. - Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với những nét sáng tạo mang phong cách riêng. - Làm trang sức từ nhiều nguyên liệu khác nhau, như: vàng, đá quý… |