logo

Trái nghĩa với từ âm u

Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Trong bài sau đây, hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về từ trái nghĩa với từ âm u ngay nhé!


Câu hỏi: Trái nghĩa với từ âm u

Trả lời

Âm u - trong xanh, sáng sủa

Âm u: Tối tăm, vắng vẻ, lặng lẽ: Một vùng trời đất âm u, đêm hiu hắt lạnh, ngày mù mịt sương, không có hy vọng gì (không nên đánh giá quá u ám như vậy)

Trong xanh: Nói da trời không có mây và chỉ có màu xanh: Trời trong xanh, nắng vàng rực rỡ 

Sáng sủa: thấy rõ triển vọng, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp (mở ra triển vọng rất sáng sủa).

Ngoài ra, các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về một số kiến thức hữu ích về từ Trái nghĩa với từ âm u nhé!


Từ trái nghĩa là gì?

- Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về mặt ngữ âm và trái ngược nhau về nghĩa. Một từ nhiều nghĩa cũng có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Ví dụ: cứng – mềm; cao – thấp; tốt – xấu; xinh – xấu; may – xui; thắng – thua; hiền – dữ; tươi – héo; công bằng – bất công;…

- Tương tự như từ đồng nghĩa, học sinh cần phân biệt được hai dạng của từ trái nghĩa như sau:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, văn cảnh.

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong bất kì trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.

Trái nghĩa với từ âm u

Từ đồng nghĩa với âm u

Những từ đồng nghĩa với âm u: u ám, u tối, u uất,….


Câu ca dao, tục ngữ sử dụng từ trái nghĩa

– Có mới nới cũ

– Bán anh em xa mua láng giềng gần

– Lá lành đùm lá rách

– Đầu voi đuôi chuột

– Bước thấp bước cao

– Có đi có lại

– Kính trên nhường dưới

– Cá lớn nuốt cá bé

– Khôn ba năm, dại một giờ

– Đi ngược về xuôi

– Trước lạ sau quen

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

– Thất bại là mẹ thành công

– Gần nhà xa ngõ

– Mắt nhắm mắt mở


Cách sử dụng từ trái nghĩa

Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:

- Tạo sự tương phản

Thường dùng để đả kích và phê phán sự việc, hành động, cũng có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.

Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.

- Để tạo thế đối

Thường hay dùng trong thơ văn là chính, dùng để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…

Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.

- Để tạo sự cân đối

Cách sử dụng này làm cho câu thơ, lời văn thêm sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

>>> Tham khảo: Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc

-------------------------------

Vậy là trên đây, Toploigiai đã gửi đến bạn ý nghĩa cũng như tìm từ Trái nghĩa với từ âm u. Chúc các bạn học tập tốt nhé!

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 16/11/2022