logo

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 (có đáp án)

Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Câu 1: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?

A. Trực tiếp qua màng tế bào mà không cần kênh và ATP

B. Kênh protein và tiêu tốn ATP

C. Sự khuếch tán của các ion qua màng

D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”

Lời giải:

Nước được vận chuyển qua màng nhờ 1 kênh protein đặc biệt được gọi là kênh aquaporin.   

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là

A. Sự thẩm thấu.

B. Sự ẩm bào.

C. Sự thực bào.

D. Sự khuếch tán.

Lời giải:

Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là sự khuếch tán

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Trong sự khuếch tán , một chất di chuyển qua màng tế bào:

A. Theo khuynh hướng nồng độ.

B. Ngược với khuynh hướng nồng độ.

C. Theo khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP

D. Ngược với khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP

Lời giải:

Trong sự khuếch tán , một chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp qua màng tế bào 

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuếch tán là :

A. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng

B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương

C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật

D. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng

Lời giải:

Khuếch tán là hình thức vận chuyển thụ động theo sự chênh lệch nồng độ (gradient nồng độ): từ nơi có nồng độ cao → nồng độ thấp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là

A. Vận chuyển chủ động.

B. Vận chuyển tích cực

C. Vận chuyển qua kênh.

D. Sự thẩm thấu.

Lời giải:

Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng bán thấm được gọi là sự thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Hiện tượng thẩm thấu là?

A. Sự khuếch tán của các chất qua màng.

B. Sự khuếch tán của các ion qua màng.

C. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.

D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng.

Lời giải:

Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Thẩm thấu là:

A. Sự vận chuyển thụ động của nước qua màng tế bào.

B. Sự vận chuyển hoạt động của nước qua màng tế bào.

C. Sự vận chuyển hoạt động của ion qua màng tế bào

D. Sự vận chuyển thụ động của ion qua màng tế bào

Lời giải:

Sự vận chuyển thụ động của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.  

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Sự thẩm thấu là :

A. Sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng

B. Sự khuếch tán của các phân tửu đường qua màng

C. Sự di chuyển của các ion qua màng

D. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng

Lời giải:

Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là thẩm thấu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào không phụ thuộc vào:

A. Đặc điểm của chất tan.

B. Sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào.

C. Nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào

D. Nhiệt độ.

Lời giải:

Tốc độ khuếch tán qua màng tế bào không phụ thuộc vào năng lượng của tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là :

A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng

B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương

C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật

D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong v à ngoài màng

Lời giải:

Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Có các kiểu vận chuyển các chất qua màng nào?

A. Vận chuyển thụ động, Vận chuyển chủ động

B. Vận chuyển chủ động, Xuất nhập bào

C. Vận chuyển thụ động, Vận chuyển chủ động, Xuất nhập bào

D. Xuất nhập bào

Lời giải:

Có 3 kiểu vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển thụ động, Vận chuyển chủ động, Xuất nhập bào

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất có các phương thức

A. Biến dạng màng và vận chuyển chủ động

B. Khuếch tán qua kênh và vận chuyển thụ động

C. Khuếch tán trực tiếp và khuếch tán qua kênh

D. Thụ động và chủ động

Lời giải:

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất có các phương thức thụ động và chủ động.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Trong môi trường đẳng trương:

A. Không có sự di chuyển của nước qua màng tế bào

B. Nước ra khỏi tế bào

C. Nước vào tế bào

D. Nước vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ

Lời giải:

Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan bằng nồng độ của chất tan trong tế bào → nước di chuyển vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Trong môi trường ưu trương, tế bào sẽ:

A. Thu nước

B. Mất nước

C. Không có sự trao đổi nước qua màng

D. Nước vào hay ra khỏi tế bào ở cùng tốc độ

Lời giải:

Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào → nước di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào → co nguyên sinh (mất nước của tế bào).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Ngâm tế bào thực vật vào môi trường A thấy có hiện tượng co chất nguyên sinh. Sau đó chuyển tế bào sang môi trường B thấy có hiện tượng phản co nguyên sinh. Xác định tên 2 môi trường A và B?

A. A là môi trường ưu trương và B là môi trường nhược trương

B. A là môi trường nhược trương và B là môi trường ưu trương

C. A là môi trường đẳng trương và B là môi trường nhược trương

D. A là môi trường nhược trường và B là môi trường đẳng trương

Lời giải:

A là môi trường ưu trương nên tế bào co nguyên sinh, B là môi trường nhược trương nên tế bào phản co nguyên sinh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Cho tế bào vảy hành vào dung dịch A và quan sát thấy có hiện tượng co nguyên sinh. Đối với tế bào hành, dung dịch A là

A. Có áp suất thẩm thấu nhỏ

B. Nhược trương

C. Đẳng trương.

D. Ưu trương

Lời giải:

Cho tế bào vảy hành vào dung dịch A và quan sát thấy có hiện tượng co nguyên sinh → dung dịch A là ưu trương so với dịch bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Một tế bào nhân tạo có nồng độ chất tan là 0,5M (chỉ chứa NaCl). Dung dịch nào sau đây là môi trường đẳng trương của tế bào

A. Dung dịch NaCl 0,2M

B. Dung dịch NaCl 0,1M

C. Dung dịch NaCl 0,5 M

D. Nước cất.

Lời giải:

Môi trường đẳng trương với tế bào sẽ có nồng độ chất tan bằng với nồng độ chất tan trong tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Ngâm rau xà lách vào dung dịch nước. Nước là môi trường gì?

A. Đồng trương 

B. Ưu trương

C. Nhược trương

D. Đẳng trương

Lời giải:

Dung dịch nươc có nồng độ chất tan thấp hơn dịch bào, đây là môi trường nhược trương

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Rau bị héo ta ngâm vào nước một thời gian thấy rau tươi trở lại. Đây là hiện tượng gì?

A. Tan trong nước

B. Co nguyên sinh

C. Phản co nguyên sinh

D. Trương nước

Lời giải:

Rau bị héo do mất nước làm tế bào co nguyên sinh, khi ngâm vào nước là môi trường nhược trương làm  nước đi vào các tế bào gây hiện tượng phản co nguyên sinh làm rau tươi trở lại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin?

A. Không phân cực, kích thước lớn

B. Phân cực, kích thước lớn.

C. Không phân cực, kích thước nhỏ.

D. Phân cực, kích thước nhỏ.

Lời giải:

Những chất phân cực, có kích thước lớn sẽ khó đi qua màng tế bào nên được vận chuyển qua kênh protein.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng

A.Vận chuyển chủ động. 

B. Vận chuyển thụ động. 

C. Nhập bào.

D. Xuất bào. 

Lời giải:

Các phân tử có kích thước lớn như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách xuất bào, nhập bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Nhập bào bao gồm 2 loại là:

A. Ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch.

B. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn

C. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí.

D. Ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch.

Lời giải:

Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…

Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Nhập bào bao gồm các loại là: 

A. 2 loại: Ẩm bào và thực bào.

B. 2 lọai: Ẩm bào và xuất bào

C. 3 loại: Ẩm bào, thực bào và xuất bào.

D. 3 loại: Ẩm bào, thực bào và vận chuyển qua kênh prôtêin.

Lời giải:

Nhập bào bao gồm 2 loại là: 

+ Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…

+ Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì?

A. Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng

B. Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển

C. Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh chất

D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn

Lời giải:

Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì năng lượng cần cho kênh prôtêin hoạt động và cho màng tế bào biến dạng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Trong sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào, năng lượng ATP được cung cấp cho?

A. Chất nền

B. Kênh prôtêin

C. Sự biến dạng của màng tế bào

D. Cả B và C

Lời giải:

Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì năng lượng cần cho kênh prôtêin hoạt động và cho màng tế bào biến dạng. 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Vì sao tế bào cần có cơ chế vận chuyển chủ động mặc dù chúng tốn năng lượng?

A. Tế bào cần sử dụng bớt năng lượng dư thừa

B. Tế bào cần làm cho các bơm đặc hiệu được hoạt động

C. Tế bào cần lấy các chất cần thiết và thải các chất cần được vận chuyển ra khỏi tế bào.

D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn.

Lời giải:

Tế bào cần lấy các chất cần thiết và thải các chất cần được vận chuyển ra khỏi tế bào, các chất này thường phải vận chuyển ngược chiều gradien nồng độ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Cho các hoạt động chuyển hóa sau: 

(1) Hấp thụ và tiêu hóa thức ăn 

(2) Dẫn truyền xung thần kinh 

(3) Bài tiết chất độc hại 

(4) Hô hấp 

Có mấy hoạt động cần sự tham gia của vận chuyển chủ động?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Các hoạt động cần tham gia vận chuyển chủ động là (1), (2), (3).   

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Khi ta uống thuốc, các chất trong thuốc đi vào tế bào bằng phương thức nào?

A. Đều đi vào thụ động.

B. Đều đi vào chủ động

C. Đi vào cả bằng cách chủ động và thụ động.

D. Chỉ đi vào bằng cách nhập bào.

Lời giải:

Khi ta uống thuốc, các chất trong thuốc đi vào tế bào bằng cả cách chủ động và thụ động.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau đây ?

A. Vận chuyển khuếch tán

B. Vận chuyển thụ động

C. Vận chuyển tích cực

D. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động

Lời giải:

Ở ruột non lúc này, nồng độ các chất dinh dưỡng rất cao, chúng sẽ được vận chuyển vào đường máu bằng các con đường: 

+ Vận chuyển thụ động theo sự khuếch tán nồng độ các chất

+ Vận chuyển chủ động qua các kênh protein màng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế?

A. Vận chuyển chủ động

B. Vận chuyển thụ động

C. Thẩm tách

D. Thẩm thấu

Lời giải:

Vận chuyển theo cơ chế từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược gradien nồng độ) được gọi là vận chuyển chủ động và tiêu tốn ATP.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Để quan sát hiện tượng vận chuyển các chất qua màng, một học sinh làm thí nghiêm như sau: cho 1 lớp biểu bì lá lẻ bạn (thài lài tía) vào dung dịch muối ưu trương 8% (nồng độ muối cao hơn trong tế bào), sau 2 phút quan sát tế bào có hiện tượng ..(1).., học sinh này tiếp tục thay bằng dung dịch muối 10%, sau 2 phút quan sát tế bào có hiện tượng ..(2)... Nội dung đúng của (1) và (2) lần lượt là:

A. Co nguyên sinh/ co nguyên sinh nhiều hơn

B. Trương nước/ trương nước nhiều hơn

C. Co nguyên sinh/ phản co nguyên sinh

D. Cả tế bào co lại/ cả tế bào co lại nhiều hơn

Lời giải:

Khi đưa tế bào sống vào trong môi trường ưu trương thì tế bào co nguyên sinh

Vậy nếu đưa vào dung dịch muối ưu trương 8%  thì tế bào co nguyên sinh, thay bằng dung dịch muối 10%, sau 2 phút thì tế bào co nguyên sinh nhiều hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Nếu cho các tế bào hồng cầu của người vào ống nghiệm chứa nước cất, thì hiện tượng nào dưới đây có thể quan sát được?

A. Hồng cầu không thay đổi hình dạng do nước di chuyển cân bằng.

B. Hồng cầu nhận nước quá nhiều làm chúng vỡ ra.

C. Hồng cầu mất nước, trở nên biến dạng nhăn nheo.

D. Hồng cầu nhận nước, trương lên, nhưng không vỡ.

Lời giải:

Trong môi trường nước cất, không có các chất tan đây là môi trường nhược trương so với môi trường trong tế bào nên nước từ môi trường ngoài đi vào bên trong tế bào làm chúng vỡ ra.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 33: Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho

A. Cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh.

B. Làm cho cây héo, chết.

C. Làm cho cây chậm phát triển.

D. Làm cho cây không thể phát triển được.

Lời giải:

Bón phân làm tăng nồng độ chất tan của dung dịch đất.

Bón quá nhiều phân làm nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với trong rễ cây, nước trong rễ nhanh chóng thẩm thấu ra ngoài làm cây dễ bị héo, chết.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34: Vì sao bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho héo, chết

A. Cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh.

B. Bộ lá phát triển mạnh gây chết

C. Nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với trong rễ cây, nước trong rễ nhanh chóng thẩm thấu ra ngoài.

D. Nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao làm lông hút bị chết hàng loạt.

Lời giải:

Bón phân làm tăng nồng độ chất tan của dung dịch đất.

Bón quá nhiều phân làm nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao so với trong rễ cây, nước trong rễ nhanh chóng thẩm thấu ra ngoài làm cây dễ bị héo, chết.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 35: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là?

A. Tế bào hồng cầu

B. Tế bào nấm

C. Tế bào thực vật

D. Tế bào vi khuẩn

Lời giải:

Tế bào nấm, thực vật, vi khuẩn ít bị vỡ do chúng đều có thành tế bào.

Tế bào hồng cầu nhiều khả năng bị vỡ nhất vì là tế bào động vật, không có thành tế bào, không có nhân. Khi nước đi vào quá nhiều, sức trương của nước lớn, tế bào hồng cầu không có thành tế bào chống đỡ và giảm lượng nước đi vào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36: Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong phân tử

A. Na+.

B. Prôtêin

C. ATP.

D. ARN

Lời giải:

Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong phân tử ATP.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 37: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là

A. Vận chuyển thụ động.

B. Vận chuyển chủ động.

C. Xuất nhập bào.

D. Khuếch tán trực tiếp .

Lời giải:

Xuất nhập bào là phương thức đưa các chất ra vào tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38: Vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng tế bào là

A. Vận chuyển qua kênh.

B. Vận chuyển thụ động.

C. Nhập bào và xuất bào.

D. Thẩm thấu.

Lời giải:

Nhập bào và xuất bào là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39: Xuất bào là phương thức:

A. Tế bào lấy vào các chất là dung dịch.

B. Vận chuyển các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

C. Vận chuyển các chất ra khỏi tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

D. Tế bào lấy vào các chất là thức ăn hay con mồi.

Lời giải:

Xuất bào là phương thức vận chuyển các chất ra khỏi tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 40: Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách

A. Xuất bào, nhập bào.

B. Xuất bào, nhập bào, khuếch tán.

C. Xuất bào, nhập bào, thẩm thấu.

D. Nhấp bào, khuếch tán.

Lời giải:

Các đại phân tử như Protein có thể qua màng tế bào bằng cách xuất bào, nhập bào.

Đáp án cần chọn là: A

icon-date
Xuất bản : 15/12/2021 - Cập nhật : 15/12/2021