logo

Trắc nghiệm Sinh 11 Chương 1 có đáp án hay nhất

Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh 11 Chương 1 có đáp án hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm Sinh 12 Chương 1 có đáp án và lời giải chi tiết.


ÔN TẬP CHƯƠNG 1.CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Câu 1: Các ion khoáng: 

(1) Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. 

(2) Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. 

(3) Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi). 

(4) Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng. Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:

A. (1), (2) và (3)     

B. (1), (3) và (4)   

C. (2), (3) và (4)   

D. (1), (2) và (4)

Lời giải:

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động các ion khoáng là: Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước, khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Hấp thụ bị động chất khoáng bao gồm các hình thức nào sau đây?

1. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.

2. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.

3. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.

4. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.

A. 1,3,4

B. 2,4.

C. 2,3,4

D. 1,2,4.

Lời giải:

Ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp sang cao là hình thức hấp thụ chủ động

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là hấp thụ bị động chất khoáng?

A. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao.

B. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn.

C. Các ion khoáng hòa tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước.

D. Hút bám trao đổi giữa tế bào rễ với keo đất.

Lời giải:

Ý A không đúng: Ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ caolà hình thức hấp thụ chủ động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây một cách chủ động được diễn ra theo phương thức nào?

A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng.

B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ.

C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng.

D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng.

Lời giải:

Hấp thụ chủ động là vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ và cần tiêu hao năng lượng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Loại tế bào nào sau đây cấu tạo nên mạch gỗ:

A. Ống rây và tế bào kèm

B. Quản bào và tế bào kèm

C. Ống rây và quản bào

D. Quản bào và mạch ống

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Tế bào mạch gỗ gồm bao nhiêu loại tế bào sau đây? 

(1) Các quản bào.     (2) Mạch gỗ. 

(3) Tế bào kèm.        (4) Mạch ống.     (5) ống rây.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và

A. tế bào nội bì

B. tế bào lông hút

C. mạch ống

D. tế bào biểu bì

Lời giải:

Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:

A. Nước và các ion khoáng

B. Amit và hooc môn

C. Axitamin và vitamin

D. Xitôkinin và ancaloit

Lời giải:

Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước và ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước và các ion khoáng.

B. các chất dự trữ.

C. glucozơ và tinh bột.

D. các chất hữu cơ.

Lời giải:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước và các ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

A. nước

B. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ

C. các ion khoáng

D. nước và các ion khoáng

Lời giải:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước và các ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Dòng mạch gỗ của cây hạt kín có thành phần chủ yếu là:

A. nước và vitamin

B. các ion khoáng và chất hữu cơ

C. nước và các ion khoáng

D. nước và các chất hữu cơ

Lời giải:

Dòng mạch gỗ của cây hạt kín có thành phần chủ yếu là nước và các ion khoáng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Trong các đặc điểm sau :

(1) Các tế bào nối với nhau qua các bản rây thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

(2) Gồm những tế bào chết.

(3) Thành tế bào được linhin hóa.

(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

(5) Gồm những tế bào sống.Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Mạch gỗ có các đặc điểm (2), (3), (4)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Mạch gỗ có đặc điểm:

A. Gồm những tế bào chết.

B. Thành tế bào được linhin hóa.

C. Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Mạch gỗ có các đặc điểm: Gồm những tế bào chết; thành tế bào được linhin hóa; đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?

A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng

B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời

C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá

D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá

Lời giải:

Sự thoát hơi nước qua lá làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Quá trình thoát hơi nước ở lá cây có bao nhiêu vai trò sau đây? 

(1) Tạo ra lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên. 

(2) Tạo điều kiện cho sự vận chuyển của các chất hữu cơ đi xuống rễ. 

(3) Tạo điều kiện cho CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp. 

(4) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Thoát hơi nước có những vai trò là:

- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ

- Có tác dụng hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng

- Giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Vai trò của nguyên tố Fe trong cơ thể thực vật?

A. Hoạt hóa nhiều e, tổng hợp diệp lục

B. Cần cho sự trao đổi nitơ, hoạt hóa e.

C. Thành phần của Xitôcrôm

D. A và C

Lời giải:

Sắt có vai trò là: Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Vai trò của sắt đối với thực vật là:

A. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim.

B. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước)

C. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốtpholipit, côenzim; cần cho sự nở hoà, đậu quả, phát triển rễ.

D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.

Lời giải:

Sắt có vai trò là: Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Ở trong cây, nguyên tố sắt có vai trò nào sau đây?

A. Là thành phần cấu trúc của prôtêin, axit nuclêic

B. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào

C. Là thành phần cấu trúc của diệp lục

D. Là thành phần của xitôcrôm và hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục

Lời giải:

Sắt có vai trò là: Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Thiếu Fe thì lá cây bị vàng. Nguyên nhân là vì Fe là thành phần

 A. diệp lục

B. tổng hợp diệp lục

C. lục lạp

D. enzim xúc tác quang hợp

Lời giải:

Sắt là: thành phần tổng hợp nên diệp lục khiến cho lá cây có màu xanh, do đó, khi thiếu sắt, diệp lục không được tổng hợp, lá cây bị mất màu xanh và bị vàng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của N đối với thực vật?

A. Là nhân của các enzim và hoocmôn

B. Điều tiết các quá trinh sinh lí, hóa sinh trong tế bào và cơ thể.

C. Thành phần cấu tạo các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic,…)

D. Không quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng.

Lời giải:

Ý A sai, ở thực vật tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP… Nhân của các enzim, hoocmôn thường là các nguyên tố vi lượng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ? 

(1) Nitơ không phải là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. 

(2) Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3-  

(3) Thiếu nitơ lá có màu vàng. 

(4) Nitơ tham gia cấu tạo các phân tử prôtêin, cacbohiđrat, enzim, diệp lục.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Lời giải:

Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…

Thiếu nitơ lá có màu vàng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra ?

A. Được cung cấp ATP.

B. Có các lực khử mạnh.

C. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

D. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.

Lời giải:

Điều kiện không đúng cho quá trình cố định nito là C, quá trình cố định nito diễn ra trong điều kiện kỵ khí.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra, phải cần có điều kiện nào? 

1. Các lực khử mạnh. 

2. Được cấp năng lượng là ATP. 

3. Có enzim nitrogenase xúc tác. 

4. Thực hiện trong môi trường kị khí.

A. 1,2,3,4

B. 1,2.

C. 1,2.3

D. 2,3,4

Lời giải:

Các điều kiện xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển gồm: được cung cấp ATP lực khử mạnh, enzyme nitrogenase , môi trường kị khí.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Để tiến hành cố định đạm (chuyển N2 thành NH3) thì phải có bao nhiêu điêu kiện sau đây? 

(1) enzim nitrôgenaza. 

(2) chất khử NADH. 

(3) môi trường kị khí.  

(4) năng lượng ATP. 

(5) cộng sinh với sinh vật khác.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Để tiến hành cố định đạm (chuyển N2 thành NH3) thì phải có các điêu kiện: 1, 2, 3, 4

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Lá cây có màu xanh lục vì

A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục

B. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Lời giải:

Lá cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ và phản xạ ngược lại môi trường, do đó, mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh. Đối với lá cây có màu khác (vàng, đỏ) cũng vậy do các sắc tố trên lá không hấp thụ tia sáng màu đó.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Diệp lục có màu lục vì:

A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục

B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục

C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím

D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím

Lời giải:

Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ và phản xạ ngược lại môi trường, do đó, mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Vì sao lá có màu lục?

A. Do lá chứa diệp lục

B. Do lá chứa sắc tố carôtennôit

C. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím

D. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím

Lời giải:

Lá cây có màu xanh lục vì nó chứa diệp lục, các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ và phản xạ ngược lại môi trường, do đó, mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Bao gồm các tế bào xếp dãn cách nhau, không chứa lục lạp.

B. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp

C. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa ít lục lạp

D. Bao gồm các tế bào dãn cách, chứa nhiều lục lạp

Lời giải:

Tế bào có mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay dưới lớp biểu bì ở mặt trên của lá.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước

B. Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH

C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH

D. Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacoit của lục lạp

Lời giải:

Sản phẩm của pha sáng không phải là NADH mà là NADPH

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây?

A. Ở xoang tilacoit

B. Ở tế bào chất của tế bào lá

C. Ở màng tilacôit

D. Ở chất nền của lục lạp

Lời giải:

Pha tối diễn ra ở chất nền của lục lạp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Nhóm thực vật C3 được phân bố

A. Hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.

B. Ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

C. Ở vùng nhiệt đới.

D. Ở vùng sa mạc.

Lời giải:

Thực vật C3 gồm các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố rộng khắp mọi nơi trên Trái Đất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

 A.  sống ở vùng sa mạc.

B. sống ở vùng nhiệt đới.

C. chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

D. chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

Lời giải:

Thực vật C3 gồm các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố rộng khắp mọi nơi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Trong các cây sau, cây nào có điểm bù và điểm no ánh sáng thấp nhất?

A. Cây đồi trọc.   

B. Cây vượt tán rừng.

C. Cây thủy sinh.   

D. Cây ở đồng cỏ thảo nguyên.

Lời giải:

Cây thủy sinh có điểm bù và điểm no ánh sáng thấp hơn các cây còn lại do khu vực sinh sống của chúng tiếp nhận ít ánh sáng hoặc cường độ chiếu sáng yếu. Do vậy cây ở khu vực này đã thích nghi với điều kiện môi trường để quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34: Quang hợp xảy ra ở miền nào?

A. Cam, đỏ

B. Xanh tím, cam.

C. Đỏ, lục.

D. Xanh tím, đỏ.

Lời giải:

Quang hợp xảy ra ở miền nào xanh tím, đỏ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35: Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là

A. Xanh lục và vàng

B. Vàng và xanh tím

C. Xanh lá và đỏ

D. Đỏ và xanh tím

Lời giải:

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là ánh sáng đỏ và xanh tím.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 36: Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được

A. Mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

B. Mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

C. Mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

D. Mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Lời giải:

Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Năng suất sinh học là

A. tổng lượng chất tươi tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

B. tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

C.  tổng lượng chất tươi tích lũy được mỗi tuần trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

D. tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Lời giải:

Năng suất sinh học là: tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 39: Năng suất sinh học là gì?

A. Là phần chất khô tích lũy trong cơ quan kinh tế

B. Là phần chất khô trong toàn bộ cơ thể thực vật

C. Là phần chất khô tích lũy trong thân

D. Là phần chất khô tích lũy trong hạt

Lời giải:

Năng suất sinh học là: tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 40: Ở tế bào còn non, số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với tế bào khác vì:

A. Ở tế bào còn non, lượng nước chứa trong chất nguyên sinh rất lớn

B. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng

C. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu nên quá trình phân giải xảy ra mạnh

D. Ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn

Lời giải:

Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng nên số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với tế bào khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41: Hô hấp diễn ra mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây?

A. Lúa đang trổ bông

B. Lúa đang chín

C. Hạt lúa đang nảy mầm

D. Lúa đang làm đòng

Lời giải:

Hô hấp mạnh nhất ở giai đoạn hạt lúa đang nảy mầm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 42: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.

B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.

C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp

D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.

Lời giải:

Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự: Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 43: Nội dung nào dưới đây về hoạt động tiêu hóa của động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là không đúng :

 A. Thức ăn được tiếp nhận vào trong cơ thể qua hiện tượng thực bào.

B. Thức ăn được tiêu hóa nhờ các enzyme thủy phân của bộ máy Golgi

C. Chủ yếu là tiêu hóa nội bào

D. Trùng biến hình, trùng roi, trùng giày là những động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.

Lời giải:

Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là các động vật đơn bào.

Phát biểu sai là B vì hoạt động tiêu hóa của chúng do không bào tiêu hóa  đảm nhận, vậy nên enzyme tiêu hóa là của lizoxom.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 44: Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.

C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.

D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.

Lời giải:

Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 45:  Sinh vật tiết enzyme phân giải các chất hữu cơ trong môi trường rồi hấp thụ các chất dinh dưỡng đơn giản , đó là hình thức :

A. Tiêu hóa nội bào

B. Tiêu hóa ngoại bào

C. Vừa tiêu hóa nội bào vừa tiêu hóa ngoại bào

D. Không thuộc các kiểu trên

Lời giải:

Sinh vật tiết enzyme phân giải các chất hữu cơ trong môi trường rồi hấp thụ các chất dinh dưỡng đơn giản, đó là hình thức tiêu hóa ngoại bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 46: Đặc điểm nào sau đây đúng với các loài động vật nhai lại?

A. Có dạ dày tuyến

B. Có dạ dày 4 ngăn

C. Có dạ dày đơn

D. Có dạ dày cơ.

Lời giải:

Các loài động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 47: Loài động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A. Bò

B. Thỏ

C. Ngựa

D. Sư tử

Lời giải:

Bò có dạ dày 4 ngăn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 48: Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A. Chuột.

B. Ngựa

C. Dê

D. Thỏ

Lời giải:

Động vật nhai lại như trâu, bò, cừu, dê có dạ dày 4 ngăn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 49: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ? 

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn. 

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người 

(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật. 

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào. 

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển. 

(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Lời giải:

Các ý đúng là: (2),(3),(4),(6)

Ý (1) sai vì chỉ có động vật nhai lại mới có dạ dày 4 ngăn

Ý (5) sai vì thú ăn động vật manh tràng không phát triển

Đáp án cần chọn là: D

Câu 50: Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí 

(1) diện tích bề mặt lớn 

(2) mỏng và luôn ẩm ướt 

(3) có rất nhiều mao mạch 

(4) có sắc tố hô hấp 

(5) dày và luôn ẩm ướt 

Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ?

A. (1), (2), (3), (4)

B. (1), (2), (3) 

C. (1), (4), (5)  

D. (1), (3), (5)

Lời giải:

Hiệu quả trao đổi khí liên quan tới (1), (2), (3), (4).

(5) sai, bề mặt trao đổi khí phải mỏng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 50: Hô hấp ở động vật không có vai trò nào sau đây? 

I. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể 

II.Cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng. 

III. Mang CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp 

IV. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất

A. II, III

B. III, IV

C. III       

D. IV

Lời giải:

Hô hấp ở động vật không có vai trò mang CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp. Đó là chức năng của hệ tuần hoàn. Riêng ở côn trùng thì CO2 khuếch tán trực tiếp từ tế bào vào hệ thống ống khí.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 51: Hô hấp ở động vật có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể.

B. Cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng.

C. Thải CO2 ra khỏi cơ thể

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Hô hấp ở động vật có vai trò: thải CO2 ra khỏi cơ thể; cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng và cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 52: Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?

A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.

B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.

C. Vì một lượng O2 đã ôxy hoá các chất trong cơ thể.

D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.

Lời giải:

Một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi

Đáp án cần chọn là: D

Câu 53: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:

A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

B. Tốc độ máu chảy chậm, máu không đi được xa.

C. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp.

D. Máu đến các cơ quan chậm.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín: Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 54: Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm nào sau đây:

A.  Máu chảy ra khỏi hệ mạch và hòa vào dịch mô.

B. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín

C.  Máu không chảy trong hệ mạch.

D. Máu chảy chậm.

Lời giải:

Hệ tuần hoàn kín: Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 55: Tim chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm như thế nào?

A. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

B. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và tăng co tim.

C. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim.

D. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và giảm sức co tim.

Lời giải:

Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 56: Dây giao cảm có tác dụng gì đối với tim?

A. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và giảm sức co tim.

B. Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim.

C.  Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và giảm sức co tim. 

D. Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và tăng sức co tim.

Lời giải:

Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 57: Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim ?

A. Động mạch dưới đòn

B. Động mạch dưới cằm

C. Động mạch vành

D. Động mạch cảnh trong

Lời giải:

Động mạch vành mang máu đi nuôi tim

Đáp án cần chọn là: C

Câu 58: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.

D. Bộ phận thực hiện ->Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.

Lời giải:

Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận điều khiển à Bộ phận thực hiện à Bộ phận tiếp nhận kích thích

Đáp án cần chọn là: A

Câu 59: Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau:

A. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan.

B. Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan.

C. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng

D. Bộ phận đáp ứng → Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Thụ quan.

Lời giải:

Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau: Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan.

Đáp án cần chọn là: A

icon-date
Xuất bản : 03/04/2021 - Cập nhật : 10/09/2022