logo

Trắc nghiệm Mác - Lênin học phần 2 (có đáp án)

icon_facebook

Trắc nghiệm Mác - Lênin học phần 2 (có đáp án)

Câu 1: Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức:

A. Lao động và ngôn ngữ.

B. Lao động trí óc và lao động chân tay.

C. Thực tiễn kinh tế và lao động.

D. Lao động và nghiên cứu khoa học.

Trả lời:

Đáp án: A. Lao động và ngôn ngữ.

Câu 2: Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

a. Tư tưởng và văn hoá truyền thống Việt Nam; tinh hoa văn hoá nhân loại;

b. Chủ nghĩa Mác-Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh;

c. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh?

d. Cả a, b, c đều đúng

Trả lời:

Đáp án: d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 3:  Phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật là trong nhận thức và thực tiễn cần:

A. Xuất phát từ thực tế khách quan.

B. Phát huy năng động chủ quan.

C. Xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phát huy năng động chủ quan.

D. Phát huy năng động chủ quan trên cơ sở tôn trọng thực tế khách quan.

Trả lời:

Đáp án: A. Xuất phát từ thực tế khách quan.

Câu 3: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác Lênin được”. Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dẫn từ tác phẩm nào của Người dưới đây?

a. Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người tốt việc tốt”, 1968

b. Sửa đổi lối làm việc, 1947

c. Sự nghiệp vĩ đại của Lênin, 1952

d. Bài nói tại Đại hội anh hùng, chiến sỹ thi đua chống Mỹ, cứu nước, 1966

Trả lời:

Đáp án: a. Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người tốt việc tốt”, 1968

Câu 4: Có rất nhiều loại nguyên nhân, như: nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan… Điều đó chứng tỏ…

A. Một kết quả chỉ có thể do một loại nguyên nhân gây ra.

B. Một kết quả có thể do nhiều loại nguyên nhân gây ra.

C. Một kết quả có thể không cần nguyên nhân gây ra.

D. Không thể nhận thức được quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Trả lời:

Đáp án: B. Một kết quả có thể do nhiều loại nguyên nhân gây ra.

Câu 5: Chọn đáp án trả lời đúng nhất:

a. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta.

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta.

c. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta.

d. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Trả lời:

Đáp án: c. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta.

Câu 6: Đóng góp và hạn chế của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức:

A. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một hệ thống logic khá vững chắc. Hầu như các nguyên lý quy luật cơ bản của phép biện chứng với tư cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến về sự vận động và phát triển đã được xây dựng trong một hệ thống thống nhất.

B. Các luận điểm nguyên lý quy luật của phép biện chứng đã được luận giải ở tầm logic nội tại cực kì sâu sắc

C. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một trong các tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học Mác.

D. Cả A, B, C

Trả lời:

Đáp án: D. Cả A, B, C

Câu 7: Có rất nhiều loại nguyên nhân, như: nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan… Điều đó chứng tỏ…

A. Một kết quả chỉ có thể do một loại nguyên nhân gây ra.

B. Một kết quả có thể do nhiều loại nguyên nhân gây ra.

C. Một kết quả có thể không cần nguyên nhân gây ra.

D. Không thể nhận thức được quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Trả lời:

Đáp án: B. Một kết quả có thể do nhiều loại nguyên nhân gây ra.

Câu 8: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới phải xuất phát từ tình hình cụ thể của từng đất nước. Đó là bài học về việc…

A. Áp dụng cái chung phải tùy theo từng cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp.

B. Áp dụng cái chung phải tùy theo từng cái đơn nhất cụ thể để vận dụng cho thích hợp.

C. Áp dụng cái riêng phải dựa vào cái chung.

Trả lời:

Đáp án: A. Áp dụng cái chung phải tùy theo từng cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp.

Câu 9: Chỉ ra đâu không phải là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự tồn tại của cái chung trong các câu nói sau:

A. Cái chung tồn tại khách quan ngoài cái riêng.

B. Cái chung thực sự tồn tại, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng, mà thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại của mình.

C. Cái chung thuần túy là sản phẩm của tư duy trừu tượng không có tồn tại cảm tính độc lập.

D. Cả A và C.

Trả lời:

Đáp án: D. Cả A và C.

Câu 10: Cái riêng là một phạm trù triết học để chỉ:

A. Những mặt, những thuộc tính chung của nhiều sự vật

B. Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định

C. Những nét, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật

D. Các yếu tố cấu thành một hệ thống

Trả lời:

Đáp án: B. Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định

Câu 11: Thế nào là “mối liên hệ”?

A. Là khái niệm cơ bản của phép biện chứng được sử dụng để chỉ sự ràng buộc quy định lẫn nhau, đồng thời là sự tác động làm biến đổi lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng

B. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự nương tựa vào nhau của các sự vật hiện tượng

C. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự quy định làm tiền đề cho nhau giữa các sự vật hiện tượng

D. Cả A, B, C

Trả lời:

Đáp án: D. Cả A, B, C

icon-date
Xuất bản : 03/03/2022 - Cập nhật : 03/03/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads