logo

Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2 (có đáp án) - P2

Câu 1. Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là

A. ngả về phương Tây.

B. thực hiện chính sách hòa bình.

C. phát triển quan hệ với các nước châu Mỹ.

D. đối đầu gay gắt với Mỹ.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây.

Câu 2. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu thế giới trong lĩnh vực

A. công nghiệp nhẹ.

B. công nghiệp nặng.

C. công nghiệp vũ trụ.

D. sản xuất nông nghiệp.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.

Câu 3. Liên xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất vào năm nào?

A. 1955.   

 B. 1957.    

C. 1961.    

D. 1963.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1957, Liên xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất.

Câu 4. Năm 1961 diễn ra sự kiện gì trong công cuộc chinh phục vũ trụ ở Liên Xô?

A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất.

B. Phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ.

C. Đưa con người lên Mặt Trăng.

D. Đưa con người lên Sao Hỏa.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục của loài người.

Câu 5. Yuri Ga-ga-rin là

A. người đầu tiên bay lên sao Hỏa.

B. người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo.

C. người đầu tiên bay vào vũ trụ.

D. người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1961, Yuri Ga-ga-rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ.

Câu 6. Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã

A. đạt thế cân bằng về sức mạnh kinh tế so với Mĩ và các nước phương Tây.

B. đạt thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân so với Mĩ và các nước phương Tây.

C. đạt thế cân bằng sức mạnh về tài chính so với Mĩ và các nước phương Tây.

D. đạt thế cân bằng về chinh phục vũ trụ so với Mĩ và các nước phương Tây.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân so với Mĩ và các nước phương Tây.

Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế trong điều kiện

A. thu được nhiều chiến phí.

B. chiếm được nhiều thuộc địa.

C. bị tổn thất nặng nề sau chiến tranh.

D. bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế trong điều kiện bị tổn thất nặng nề sau chiến tranh.

Câu 8. Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) nhờ vào

A. sự giúp đỡ của các nước trên thế giới.

B. tinh thần tự lực tự cường.

C. sự giúp đỡ của các nước Đông Âu.

D. những tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) nhờ vào tinh thần tự lực tự cường.

Câu 9. Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hy vọng

A. tăng cường hợp tác khoa học - kỹ thuật với các nước châu Âu.

B. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

C. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

D. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: ng năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hy vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Câu 10. Từ năm 2000, khi Putin lên làm Tổng thống, tình hình kinh tế nước Nga như thế nào?

A. Tiếp tục khủng hoảng trầm trọng.

B. Dần dần hồi phục và phát triển.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn âm.

D. Phát triển xen kẽ với khủng hoảng.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Từ năm 2000, khi Putin lên làm Tổng thống, kinh tế nước Nga dần dần hồi phục và phát triển.

Câu 11. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhiên khiến chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.

B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.

C. Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.

D. Không hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Không hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới không phải là nguyên nhân khiến chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Câu 12. Hậu quả lớn nhất mà Chiến tranh thế giới thứ hai để lại đối với Liên Xô là

A. khiến hơn 27 triệu người chết.

B. làm hơn 1710 thành phố bị đổ nát.

C. tiêu hủy hơn 70.000 làng mạc.

D. tàn phá hơn 32.000 xí nghiệp.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Hậu quả lớn nhất mà Chiến tranh thế giới thứ hai để lại đối với Liên Xô là khiến hơn 27 triệu người chết.

Câu 13. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là

A. cân bằng lực lượng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô.

B. đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật Liên Xô.

C. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.

D. Liên Xô trở thành cường quốc về vũ khí hạt nhân.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ.

Câu 14. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây và khôi phục, phát triển quan hệ với các nước

A. châu Á.

B. châu Âu.

C. châu Phi.

D. châu Mỹ.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây và khôi phục, phát triển quan hệ với các nước châu Á.

Câu 15. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới?

A. Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học kỹ thuật tiên tiến.

B. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

C. Liên Xô ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân không phản ánh đúng nguyên nhân khiến Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới, vì lúc này Mĩ cũng sở hữu vũ khí hạt nhân.

Câu 16. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?

A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.

B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.

C. Tích cực ủng hộ hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.

D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là tích cực ủng hộ hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.

Câu 17. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô được mệnh danh là

A. cường quốc công nghiệp.

B. cường quốc công nghệ.

C. cường quốc nông nghiệp.

D. cường quốc sản xuất phần mềm.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích: Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô được mệnh danh là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

Câu 18. Sắp xếp những thành tựu khoa học - kĩ thuật dưới đây của Liên Xô theo thứ tự thời gian xuất hiện:

1. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

2. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

3. Phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh Trái Đất.

A. 2, 1, 3.

B. 2, 3, 1.

C. 3, 2,1.

D. 1, 3, 2.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

- Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm 1957.

- Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949.

- Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh Trái Đất năm 1961.

Câu 19. Với chủ trương bảo vệ hòa bình thế giới, giúp đỡ các nước chủ nghĩa xã hội và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, Liên Xô trở thành

A. anh cả của hệ thống chủ nghĩa xã hội.

B. th1nh trì của nền hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.

C. thủ lĩnh của phe xã hội chủ nghĩa.

D. thành trì của hệ thống chủ nghĩa xã hội.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Với chủ trương bảo vệ hòa bình thế giới, giúp đỡ các nước chủ nghĩa xã hội và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, Liên Xô trở thành thành trì của nền hòa bình và phong trào cách mạng thế giới.

Câu 20. Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va trở thành một đối trọng với khối quân sự nào của Mĩ ?

A. Khối SEATO       B. Khối CENTO

C. Khối NATO       D. Khối ANZUSS

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích: Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va do Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập trở thành một đối trọng với khối NATO của Mĩ và các nước Tây Âu.

icon-date
Xuất bản : 23/11/2021 - Cập nhật : 06/12/2021