logo

Trắc nghiệm Lịch sử 10 học kì 1 có đáp án (Phần 2)

Câu 1: Di cốt của người tối cổ xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước đây được tìm thấy ở đâu?

A. Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu.

B. Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.

C. Đông Phi, Giava, Bắc Kinh

D. Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu.

Đáp án : Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay

A. khoảng 4 triệu năm.

B. khoảng 5-6 triệu năm

C. khoảng 6-7 triệu năm         

D. khoảng 8-9 triệu năm

Đáp án : Loài vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ cách ngày nay khoảng 4 triệu năm. Di cốt của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc). Ở Việt Nam, tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của Người tối cổ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Thị tộc trong xã hội nguyên thủy được hiểu là

A. nhóm người có chung dòng máu

B. nhóm người hơn 10 gia đình

C. nhóm người cùng sống với nhau 

D. nhóm người sống ở cùng địa bàn

Đáp án : Thị tộc là những người cùng họ, gồn 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Thế nào là thị tộc?

A. Là nhóm người hơn 10 gia đình

B. Là nhóm người có chung dòng máu

C. Là nhóm người cùng sống với nhau         

D. Là nhóm người sống ở cùng địa bàn

Đáp án : Thị tộc là những người cùng họ, gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Bộ phận đông đảo nhất trong là xã hội cổ đại phương Đông

A. nông dân công xã    

B. nô lệ

C. quý tộc          

D. tăng lữ

Đáp án : Bộ phân đông đảo nhất và là lao động chính trong xã hội cổ đại phương Đông là nông dân công xã.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở

A. trên các hòn đảo

B. lưu vực các dòng sông lớn

C. trên các vùng núi cao

D. ở các thung lũng

Đáp án : Nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn:

- Ai Cập: sông Nin.

- Hàng chục nước lớn nhỏ của người Su-me ở Lưỡng Hà: sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát.

- Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.

- Nhà Hạ: sông Trường Giang và sông Hoàng Hà.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải thời kì cổ đại chủ yếu là

A. Trồng trọt lương thực, thực phẩm

B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm

C. Trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh

D. Trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất

Đáp án : Đất đại ở Địa Trung Hải thuận tiện hơn cho việc trồng các loại cây lưu niên, có giá trị cao như: nho, ô liu, cam, chanh,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đất đai Địa Trung Hải thời kì cổ đại chủ yếu là

A. Đất đồi núi, không màu mỡ, khô và rắn.

B. Đất phù sa màu mỡ.

C. Đất bùn, mềm và ẩm dễ canh tác

D. Đất sét ẩm, có khả năng giữ nước tốt.

Đáp án : Phần lớn lãnh thổ vùng Địa Trung Hải là núi và cao nguyên. Đất đai canh tác đã ít lại không màu mỡ lắm, chủ yếu là đất ven đồi khô và rắn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới triều Tần bao gồm

A. Thừa tướng và Thái úy

B. Tể tướng và Thái úy

C. Tể tưởng và Thừa tướng

D. Thái úy và Thái thú

Đáp án : Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái úy đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành

A. Phủ, huyện

B. Quận, huyện

C. Tỉnh, huyện

D. Tỉnh đạo

Đáp án : Hoàng đế Trung Hoa dưới triều Tần chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở Huyện).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Vương triều Gúp-ta do ai sáng lập? Vào thời gian nào?

A. Gúp-ta sáng lập, vào đầu công nguyên

B. A-cơ-ba sáng lập, vào thế kỉ IV

C. A-sô-ca sáng lập, vào thế kỉ II

D. Bim-bi-sa-ra sáng lập, vào năm 1500 TCN

Đáp án : Đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta. Vương triều do vua Gúp-ta sáng lập nên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là

A. Thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III)

B. Thời kì Gúpta (319 – 606) đến thời kì Magađa (thế kỉ VII)

C. Thời kì Hácsa (606 – 647) đến thời kì Magađa (thế kỉ VIII)

D. Thời kì Asôca qua thời Gúpta đến thời Hácsa (từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VII)

Đáp án : Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua gần 150 năm (319 – 467), vẫn giữ được sự phát tiển và nét đặc sắc cả dưới thời hậu Gúp-ta (467 – 606) và Vương triều Hác – sa tiếp theo (606 – 647), tức là từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII. Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: "Thuế ngoại đạo” ở Ấn Độ thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li là loại thuế dành cho

A. Những người theo đạo Phật

B. Những người theo đạo Hinđu

C. Những người không phải người Ấn Độ

D. Những người không theo đạo Hồi

Đáp án : Dưới vương triều Hồi giáo Đê-li, ngoài thuế ruộng đất, những người không theo đạo Hồi phải nộp thêm một khoản, gọi là “thuế ngoại đạo” – jaziah.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Vương triều Hồi giáo Đê-li buộc người dân không theo đạo Hồi phải nộp thuế nào sau đây?

A. Thuế ngoại đạo

B. Thuế đất

C. Thuế đinh     

D. Thuế thủy lợi

Đáp án : Dưới vương triều Hồi giáo Đê-li, ngoài thuế ruộng đất, những người không theo đạo Hồi phải nộp thêm một khoản, gọi là “thuế ngoại đạo” - jaziah.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á là

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Thương nghiệp.

Đáp án : Thế kỷ đầu Công Nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết dùng đồ sắt: 

- Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu.

- Nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt.

- Buôn bán đường biển rất phát triển, một số thành thị hải cảng ra đời, xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng. Hải cảng Óc Eo (An Giang), Ta-kô-la (Mã Lai) và bắt đầu xuất hiện các quốc gia nhỏ đầu tiên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại gì?

A. Vàng

B. Sắt      

C. Đồng

D. Thiếc

Đáp án : Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã  biết dùng đồ sắt: kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt. Buôn bán đường biển rất phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Đến cuối thế kỉ XIX, Lào trở thành thuộc địa của nước nào?

A. Nhật.

B. Anh.

C. Đức.

D. Pháp.

Đáp án : Đến cuối thế kỉ XIX, Lào trở thành thuộc địa của Pháp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Thời kì Ăng – co được coi đóng vị trí như thế nào trong lịch sử vương quốc Campuchia?

A. thời kì phát triển

B. thời kì khủng hoảng.

C. thời kì suy yếu.

D. thời kì ngắn nhất.

Đáp án : Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam pu chia (Ăng co huy hoàng) – sau này lấy tên Ăng – co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến.

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.

- Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

- Kinh đô Ăngco với đền tháp đồ sộ như Ăng – co Vát, Ăng – co Thom.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước đã dẫn đến hệ quả gì?

A. Tạo nên sự phân biệt giàu nghèo giữa các đảng cấp.

B. Đảm bảo quyền lợi tối đa cho người Giéc – man.

C. Hình thành hệ thống đắng cấp quý tộc vũ sĩ.

D. Hình thành tầng lớp quý tộc tăng lữ.

Đáp án : Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước, … tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Sự kiện nào đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu?

A. Đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm.

B. Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng.

C. Các thành thị trung đại được hình thành.

D. Cuộc đấu tranh của nô lệ phát triển mạnh mẽ.

Đáp án : Từ thế kỉ III, đế quốc Rô-ma suy yếu. Đến thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm. Sự kiện này đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Nét nổi bật của nền sản xuất ở Tây Âu thế kỉ XI là

A. Thủ công nghiệp rất phát triển các công trường thủ công ra đời

B. Máy móc bắt đầu được sử dụng trong các công xưởng

C. Sản phẩm không bị đóng kín trong lãnh địa mà đem bán ra thị trường

D. Trong sản xuất đã hình thành quan hệ chủ - nợ

Đáp án : Một trong những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa xuất hiện ở Tây Âu là sản phẩm được bán ra một cách tự do, không còn bị đóng kín trong các lãnh địa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Phường hội là tổ chức của

A. Thợ thủ công.

B. Thương nhân.

C. Nông dân tự do.

D. Các chủ xưởng.

Đáp án : Trong các thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ tập hợp trong các tổ chức gọi là phương hội (của thợ thủ công), thương hội (của thương nhân), và đặt ra những quy chế riêng (gọi là phường quy).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Nhà thám hiểm nào đã vòng qua cực Nam của châu Phi đến mũi Hảo Vọng vào năm 1487?

A. C. Cô-lôm-bô.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. Ph. Ma-gien-lan.

D.Đi-a-xơ.

Đáp án : Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 – 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng quanh cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Va-xcô đơ Ga-ma khi chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon là để

A. đi tìm xứ sở hương liệu và vàng bạc phương Đông.       

B. đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

C. đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.

D. thám hiểm cực Nam của châu Phi.

Đáp án : Tháng 7-1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở của hương liệu và vàng bạc phương Đông.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Việc tạo ra lửa và dùng lửa, làm ra các công cụ từ thô sơ đến chính xác, đa dạng đã chứng tỏ

A. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.

B. Sự cố gắng của các thành viên trong giai đình dưới sự chỉ đạo của nhà nước

C. Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thương nghiệp phương Đông.

D. Tinh thần lao động sáng tạo để không ngừng cải thiện cuộc sống của con người.

Đáp án : Việc tạo ra lửa và dùng lửa, việc làm ra công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng và sử dụng có hiệu quả đã chứng tỏ tinh thần lao động sáng tạo, luôn luôn cải tiến công cụ lao động của con người, nhằm mục đích không ngừng cải thiện đời sống của mình.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Con người luôn luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống biểu hiện qua việc

A. con người tìm ra lửa, chế tác công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng.

B. bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng xương, tre, gỗ.

C. con người biết săn bắt, hái lượm.

D. sử dụng những mảnh đá hay những hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

Đáp án : Con người tìm ra lửa, chế tác công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng, sử dụng có hiệu quả, luôn luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Di tích tiêu biểu nào minh chứng cho sự sinh sống của Người tối cổ ở Việt Nam?

A. Di tích Sơn Vi (Phú Thọ).

B. Di tích văn hóa Ngườm (Thái Nguyên).

C. Di tích Núi Đọ (Thanh Hóa).

D. Di tích văn hóa Sa Huỳnh.

Đáp án : Các nhà khảo cổ đã tìm ra rìu tay đá cũ ở Núi Đọ (Thanh Hóa). Điều đó minh chứng Người tối cổ đã sinh sống ở đây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy nhiều dấu tích của

A. văn hóa đá cũ.

B. văn hóa đá mới.

C. văn hóa sơ kì đồ đồng.

D. văn hóa sơ kì đá mới

Đáp án : Ở Hòa Bình, Bắc Sơn và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy dấu tích của văn hóa sơ kì đá mới, cách ngày nay khoảng 6000 – 12000 năm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Nguồn gốc của sự chuyển biến về mặt xã hội trong quốc gia Văn lang – Âu Lạc là

A. Sự chuyển biến về kinh tế.

B. Sự xuất hiện các giai cấp mới.

C. Sự tư hữu hóa trong sản xuất.

D. Sự thay đổi trong gia đình.

Đáp án : Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến về xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên sự phân hóa này chưa thật sâu sắc.

=> Nguồn gốc của sự chuyến biến về mặt xã hội là sự chuyển biến về kinh tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Nhận xét nào sau đây là chính xác về tổ chức bộ máy nhà nước Văng Lang – Âu Lạc?

A. hoàn chỉnh, chặt chẽ.

B. sơ khai, đơn giản.

C. chưa khoa học, chưa phù hợp.

D. phức tạp, rối rắm.

Đáp án : Tổ chức nhà nước Văn Lang – Âu Lạc còn rất đơn giản, sơ khai.

- Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương.

- Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 32: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ Cham-pa là

A. nông nghiệp trồng lúa.

B. thủ công nghiệp.

C. săn bắt, hái lượm.

D. thương nghiệp.

Đáp án : Cũng như cư dân Việt cổ, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Cham-pa là nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Xã hội Cham-pa bao gồm các tầng lớp nào?

A. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

B. quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.

C. vua, quý tộc, nông dân lĩnh canh, nô lệ.

D. quý tộc, dân tự do, nông dân lĩnh canh, nô lệ.

Đáp án : Xã hội người Chăm bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34: Quốc gia cổ được hình thành trên cơ sở văn hóa Óc Eo là  

A. Vương quốc Chân Lạp

B. Vương quốc Phù Nam

C. Vương quốc Óc Eo

D. Vương quốc Lan Xang

Đáp án : Trên cơ sơ văn hóa Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam được hình thành vào khoảng thế kỉ I và trở thành quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á trong các thế kỉ III – V.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 35: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Kitô giáo

Đáp án : Một trong những chính sách về văn hóa quan trọng của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đó là truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải theo phong tục của người Hán.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?

A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt

B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi

C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra

D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ

Đáp án : Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đông điền, nắm độc quyền về muối và sắt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 37: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo thất bại do nguyên nhân nào?

A. Mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo.

B. Không được đông đảo nhân dân ủng hộ.

C. Đường lối kháng chiến chưa đúng đắn.

D. Sự chênh lệch về lực lượng lớn.

Đáp án : - Năm 42, Nhà Hán sai Mã Viện đưa hai vạn quân sang xâm lược.

- Hai Bà quyết chiến ở Lãng Bạc, rút về Cổ Loa, rồi về Hạ Lôi và Hy sinh tại Cấm Khê (Ba Vì - Hà Tây).

- Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng, kháng chiến thất bại Hai Bà Trưng hi sinh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa trong tình hình xã hội nước ta đang như thế nào?  

A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc.

B. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương.

C. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa.

D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.

Đáp án : Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 39: Trong những năm 60 của thế kỉ XV, khi đất nước cường thịnh, vua Lê Thánh Tông đã có chủ trương gì?

A. Đưa giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.

B. Đưa các quý tộc vương hầu và con em quan lại cao cấp làm quan.

C. Tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.

D. Quyết định đổi tên nước là Đại Việt.

Đáp án : Từ những năm 60 của thế kỉ XV, khi đất nước đã cường thịnh, vua Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. Cụ thể:

- Bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.

- Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).

- Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ, huyện, châu (miền núi), xã.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 40: Chính quyền trung ương từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê được tổ chức  

A. ngày càng lỏng lẻo.

B. ngày càng chặt chẽ.

C. giống với phương Tây.

D. giống với nhà Đường.

Đáp án : Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ:

- Vua đứng đầu nhà nước, quyết định mọi việc quan trọng, quyền hành của vua ngày càng cao.

- Thời Lý, Trần, Hồ giúp vua trị nước có tể tướng và một số đại thần.

- Bên dưới là các cơ qua trung ương như sảnh, viện, đài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41: Thủ công nghiệp của Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành mấy bộ phận?

A. hai 

B. ba                             

C. bốn                            

D. một

Đáp án : Thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành hai bộ phận:

- Thủ công nghiệp nhà nước.

- Thủ công nghiệp trong nhân dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 42: Xưởng thủ công (quan xưởng) được thành lập ở tất cả các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê có vai trò gì?

A. Sản xuất đồ gồm tráng men có chất lượng cao

B. Đúc chuông đồng, tượng Phật cho các ngôi chùa.

C. Làm đồ trang sức vàng, bạc, làm giấy các loại.

D. Đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo cho vua quan, quý tộc.

Đáp án : Các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ đều thành lập các xưởng thủ công (quan xưởng) chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, quý tộc hoạt góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 43: Chiến lược: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” được Lý Thường Kiệt thực hiện ở giai đoạn nào của cuộc kháng chiến chống Tống?  

A. giai đoạn một.

B. giai đoạn hai.

C. giai đoạn ba.

D. giai đoạn bốn.

Đáp án : -  Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến. Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.

+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.

-  Năm 1075, Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.

+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.

-  Năm 1077, ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt, cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 44: Chiến thắng nào đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?  

A. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.

C. Chiến thắng Chương Dương.

D. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.

Đáp án : Dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt, quân dân ta đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 45: Giáo dục Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV đóng vai trò gì quan trọng?  

A. trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước.

B. khoa cử chưa trở thành nguồn đào tạo quan lại chính thống.

C. giáo dục ngày càng được tôn vinh và phát triển mạnh mẽ.

D. cứ ba năm tổ chức một kì thi hội để chọn tiến sĩ.

Đáp án : Từ thế kỉ XI đến XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước, nâng cao dân trí.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 46: Triều vua nào thời Lê sơ đã tổ chức 12 khoa thi Hội?  

A. Lê Thánh Tông. 

B. Lê Nhân Tông.

C. Lê Nghi Dân.

D. Lê Uy Mục.

Đáp án : Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kì thi Hội để chọn Tiến sĩ. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã tổ chức 12 khoa thi Hội

Đáp án cần chọn là: A

icon-date
Xuất bản : 24/11/2021 - Cập nhật : 15/03/2022