logo

Trắc nghiệm KTPL10 Bài 9 Kết nối tri thức: Dịch vụ tín dụng có đáp án

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng nằm trong bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 9.


Trắc nghiệm KTPL10 Kết nối tri thức Bài 9 - Nhận biết

Câu 1. Phương án nào sau đây là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?

A. Dựa trên cơ sở lòng tin.

B. Không giới hạn thời gian vay.

C. Chỉ cần trả tiền gốc.

D. Không tiềm ẩn rủi ro.

Giải thích:

Tín dụng ngân hàng có đặc điểm: 

- Dựa trên cơ sở lòng tin.

- Có tính thời hạn.

- Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điêu kiện và tiềm ân rủi ro.

Câu 2. Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào

A. Uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.

B. Uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.

C. Uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.

D. Uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.

Câu 3. Phương án nào sau đây là đặc điểm của cho vay tín chấp?

A. Thủ tục vay phức tạp.

B. Số tiền vay không giới hạn.

C. Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay.

D. Mức lãi vay khá thấp.

Giải thích:

- Đặc điểm:

+ Dựa hoàn toàn vào uy tin của người vay.

+ Thủ tục vay đơn giản.

+ Số tiền vay ít.

+ Thời hạn cho vay ngắn, mức lãi cao.

Câu 4. Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng

A. Chi trả một nửa gốc và lại khi đến hạn.

B. Chi trả 50% lãi khi đến hạn.

C. Hoàn trả toàn bộ tiền gốc.

D. Hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

Giải thích:

Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

Câu 5. Phương án nào sau đây không là đặc điểm của cho vay tín chấp?

A. Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay.

B. Thủ tục vay đơn giản.

C. Số tiền vay không giới hạn.

D. Thời hạn cho vay ngắn.

Câu 6. Phương án nào sau đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?

A. Dựa trên cơ sở lòng tin.

B. Có tính thời hạn.

C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Không có tính thời hạn.

Câu 7. Khi vay tín chấp, người vay cần có trách nhiệm nào sau đây?

A. Cung cấp trung thực, chính xác các  thông tin cá nhân.

B. Trả ít nhất 50% vốn vay và lãi theo đúng hạn.

C. Có thể mượn thông tin của người khác để vay.

D. Có thể có hoặc không cần thiết giấy tờ vay.

Giải thích:

Khi vay tín chấp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân và các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng, đồng thời phải thanh toán lãi vay đầy đủ, đúng hạn theo quy định hợp đồng vay đã thỏa thuận.

Câu 8. Phương án nào sau đây không phải là trách nhiệm của người vay tín chấp?

A. Cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân.

B. Cung cấp giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng.

C. Phải trả đủ cả vốn vay và lãi đúng theo thời hạn.

D. Có thể ra thêm hạn vay nếu không đủ tiền trả theo thời hạn.

Giải thích:

Có thể ra thêm hạn vay nếu không đủ tiền trả theo thời hạn không phải là trách nhiệm của người vay khi vay tín chấp vì trách nhiệm của người vay là phải cung cấp thông tin, giấy tờ một cách chính xác theo quy định của điều khoản cho vay (ngân hàng) và thực hiện đúng việc trả gốc và lãi đúng hạn theo yêu cầu.

Câu 9. Việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn được gọi là

A. Tín dụng ngân hàng.

B. Tín dụng.

C. Giao dịch điện tử.

D. Giao dịch ngân hàng.

Câu 10. Tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc phạm vi áp dụng Luật nào của nước ta?

A. Luật dân sự.

B. Luật tài chính Ngân hàng.

C. Luật Các tổ chức tín dụng.

D. Luật hình sự.

Câu 11. Tín dụng nước ta được chia làm mấy loại cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Giải thích:

- Tín dụng nước ta được chia làm 4 loại cơ bản

+ Tín dụng ngân hàng

+ Tín dụng thương mại

+ Tín dụng tiêu dùng

+ Tín dụng nhà nước


Trắc nghiệm KTPL10 Kết nối tri thức Bài 9 - Vận dụng tình huống

Câu 12. Anh M mới đăng kí sử dụng một loại thẻ mà được chi tiêu, mua sắm thoải mái mặc dù trong thẻ không có tiền, tuy nhiên trong một khoảng thời hạn nhất định nếu anh M không hoàn trả số tiền đã chi tiêu thì anh phải trả một mức lãi theo quy định. Trong trường hợp này, anh M đang sử dụng loại thẻ nào sau đây?

A. Thẻ trả trước.

B. Thẻ ghi nợ quốc tế.

C. Thẻ tín dụng ngân hàng (credit card).

D. Thẻ ATM.

Giải thích:

Thẻ tín dụng ngân hàng là loại thẻ do ngân hàng phát hành thanh toán sau khi tiêu dùng. Ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một số tiền nhất định để thanh toán hàng hóa, dịch vụ dựa trên hồ sơ tài chính, tín dụng của chủ thẻ và ấn định thời hạn tất toán cho số tiền tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định. Đến hạn trả nợ, chủ thẻ phải hoàn trả lại số tiền đã tiêu dùng cho ngân hàng, nếu không trả đủ thì khách hàng phải chịu lãi suất.

Câu 13. Ông T vay ngân hàng năm trăm tỉ để kinh doanh, để được vay ông phải mang giấy tờ nhà để thế chấp với ngân hàng. Do dịch covid nên việc kinh doanh của ông thua lỗ nặng và phá sản vì vậy ông không thể trả theo đúng thời hạn thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Trường hợp này, ông T sẽ phải làm gì để thanh toán nợ ngân hàng?

A. Chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng.

B. Được ra thêm thời hạn để xoay nợ trả ngân hàng.

C. Phạt hành chính và tiếp tục được thêm thời hạn trả nợ.

D. Bị xử phạt hình sự về hành vi không hoàn trả nợ ngân hàng.

Giải thích:

Trong trường hợp trên, ông T sẽ phải thế chấp tài sản của mình cho ngân hàng, cụ thể là ngôi nhà mình đã thế chấp để vay trước đó.

Câu 14. Q thi đỗ đại học, tuy nhiên gia đình Q không có khả năng nuôi em ăn học vì hoàn cảnh khó khăn. Trong trường hợp này, nếu là người nhà của Q em sẽ khuyên bố mẹ Q như thế nào sau đây?

A. Nên cho Q ở nhà đi lao động và nghỉ việc học.

B. Vay ngân hàng theo chính sách xã hội.

C. Vay lãi cao để có thể tiếp tục cho Q đi học.

D. Vay thế chấp ngân hàng để có thể cho Q đi học.

Giải thích:

Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng của Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Khác với ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì lợi nhuận và được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán. Vì vậy, gia đình Q nên vay theo chính sách xã hội là an toàn nhất.

Câu 15. Chị K có hai mươi triệu đồng để mua một chiếc xe máy nhưng khi đến cửa hàng, chiếc xe mà chị lựa chọn có giá năm mươi triệu đồng. Trong trường hợp này, để có thể mua được chiếc xe máy mà chị lựa chọn thì chị nên lựa chọn phương án nào sau đây?

A. Mua theo hình thức trả góp.

B. Thế chấp tài sản để mua xe.

C. Vay ngân hàng với lãi suất cao.

D. Vay nợ đen để đủ tiền mua.

Giải thích:

Trong trường hợp trên, chị K có thể mua xe theo hình thích trả góp về hiện nay các hãng xe đều đã áp dụng hình thức thích để tạo điều kiện cho mọi người đều có thể mua xe, nhằm thúc đẩy cầu. 

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 20/04/2023