logo

Trắc nghiệm KTPL10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh có đáp án

Hướng dẫn giải bài tập Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh nằm trong bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 7.

Câu 1. Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích

A. Thu được lợi nhuận.

B. Thu hút vốn đầu tư.

C. Hỗ trợ xã hội.

D. Tăng năng suất lao động.

Giải thích: 

Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận.

Câu 2. Phương án nào sau đây là một trong những vai trò của sản xuất kinh doanh?

A. Làm ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

B. Hỗ trợ người tiêu dùng lựa chọn loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu.

C. Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động trong quá trình sản xuất.

D. Tạo điều kiện phát huy hết những tiềm năng của nền kinh tế quốc dân.

Giải thích:

Sản xuất và kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội: là hoạt động kinh tế cơ bản của con người, làm ra sản xuất hàng hóa/dịch vụ, và đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của xã hội; mang đến cho mọi người một cuộc sống thịnh vượng và đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương và đất nước

Câu 3. Hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động

A. Tiêu thu sản phẩm.

B. Nghiên cứu kinh doanh.

C. Sản xuất kinh doanh.

D. Hỗ trợ sản xuất.

Giải thích:

Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận.

Câu 4. Mô hình sản xuất kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, địa phương và quy định của pháp luật, tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm được gọi là

A. Công ty hợp danh.

B. Liên hiệp hợp tác xã.

C. Hộ sản xuất kinh doanh.

D. Doanh nghiệp tư nhân.

Giải thích:

Hộ sản xuất kinh doanh là mô hình sản xuất kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, địa phương và quy định của pháp luật, tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.

Câu 5. Theo quy định của pháp luật, yêu cầu đối với hộ sản xuất kinh doanh không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm.

B. Chỉ được phép sử dụng dưới 10 lao động.

C. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

D. Chỉ được đăng kí kinh doanh tại tối đã là ba địa điểm.

Giải thích:

Theo quy định của pháp luật, yêu cầu đối với hộ sản xuất kinh doanh không bao gồm nội dung chỉ được đăng kí kinh doanh tại tối đa là ba địa điểm, mà chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm.

Câu 6. Phương án nào sau đây không thuộc vai trò của sản xuất kinh doanh?

A. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động.

B. Đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người

C. Cung ứng sản phẩm hàng hoá/dịch vụ.

D. Nâng cao thu nhập cho người lao động.

Câu 7. Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động của

A. Kinh doanh.

B. Tiêu dùng.

C. Sản xuất.

D. Tiêu thụ.

Giải thích:

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, công dân đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên được phép đăng ký kinh doanh?

A. 18 tuổi.

B. 19 tuổi.

C. 20 tuổi.

D. 21 tuổi.

Giải thích:

Theo luật, nhà nước không quy định tối đa độ tuổi cho phép thành lập cơ sở doanh nghiệp, nhưng quy định độ tuổi tối thiểu của công dân khi thành lập doanh nghiệp tối thiểu phải ở tuổi 18.

Câu 9. Theo quy định của pháp luật, hộ sản xuất kinh doanh có quyền hạn nào sau đây?

A. Không cần phải đăng ký kinh doanh.

B. Tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.

C. Được phép kinh doanh bất kì hàng hóa nào.

D. Được phép kinh doanh cả mặt hàng chưa đăng ký.

Câu 10. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

B. Thu lợi nhuận.

C. Phát triển kinh tế nhà nước.

D. Cung ứng hàng hóa.

Giải thích:

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận.

Câu 11. Tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh được gọi là

A. Doanh nghiệp.

B. Xưởng sản xuất.

C. Khu công nghiệp.

D. Đại lí phân phối.

Câu 12. Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh được đăng kí tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

A. Một địa điểm.

B. Hai địa điểm.

C. Ba địa điểm.

D. Bốn địa điểm.

Giải thích:

Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh chỉ được đăng kí kinh doanh tại tối đa một địa điểm, và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Câu 13. Mục đích hoạt động là tạo ra lợi nhuận thông qua mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hoá/dịch vụ,...là đang nói đến đặc điểm nào của doanh nghiệp?

A. Tính hợp pháp.

B. Tính kinh doanh.

C. Tính tổ chức.

D. Tính cạnh tranh.

Câu 14. Phương án nào sau đây là một trong những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân?

A. Chỉ có một chủ sở hữu duy nhất.

B. Có nhiều chủ sở hữu cùng lúc.

C. Phát triển dựa trên vốn đầu tư nước ngoài.

D. Thị trường ảnh hưởng nhỏ hẹp.

Giải thích:

Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp là cá nhân kinh doanh, có quyền tăng, giảm vốn đầu tư, không tách biệt tài sản của chủ doanh nghiệp với tài sản của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân.

Câu 15. Việc thực hiện liên tục các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận gọi là gì?

A. Kinh doanh.

B. Đầu tư.

C. Tiêu dùng.

D. Sản xuất.

Câu 16. Theo quy định của pháp luật hộ kinh doanh chỉ được sử dụng số người lao động tối đa là bao nhiêu?

A. 7.

B. 8.

C. 9.

D. 10.

Giải thích: 

Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Câu 17. Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường với mục đích chính là gì?

A. Thu được lợi nhuận.

B. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

C. Hướng đến lợi ích của Nhà nước.

D. Hướng đến lợi ích của cộng đồng.

Câu 18. Sản xuất kinh doanh có vai trò gì?

A. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của xã hội.

B. Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, gia đình. xã hội và chủ thể kinh doanh.

C. Làm ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19. Điều kiện nào không cần thiết khi thành lập hộ sản xuất kinh doanh?

A. Do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam.

B. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

C. Có vốn trên 3 tỷ.

D. Đủ 18 tuổi.

Câu 20. Phương án nào sau đây không thuộc đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân?

A. Trong doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu duy nhất.

B. Chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

C. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh.

D. Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm chia lợi nhuận cho người lao động.

Giải thích:

- Doanh nghiệp có đặc điểm:

+ Có tính kinh doanh: mục đích hoạt động là tạo ra lợi nhuận thông qua mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hoá/dịch vụ....

+ Có tính hợp pháp: đã đăng kí và được cấp phép kinh doanh.

+ Có tính tổ chức: có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, trụ sở giao dịch, tài sản riêng và tư cách pháp nhân (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân).

icon-date
Xuất bản : 09/09/2022 - Cập nhật : 20/04/2023