logo

Trắc nghiệm GDQP 11 học kì 1 có đáp án (Phần 1)

Câu 1. Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang có mấy bước?

a. 4 bước

b. 2 bước

c. 3 bước

d. 1 bước

Câu 2. Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang gồm những bước nào?

a. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán

b. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán

c. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán

d. Điểm số; tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ

Câu 3. Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng ngang gồm những bước nào?

a. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán

b. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán

c. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán

d. Điểm số; tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ

Câu 4. Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng dọc gồm những bước nào?

a. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán

b. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán

c. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán

d. Điểm số; tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ

Câu 5. Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc gồm những bước nào?

a. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán

b. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán

c. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán

d. Điểm số; tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ

Câu 6. Khi kiểm tra gióng hàng, tiểu đội trưởng phải làm như thế nào?

a. Nghiêng đầu để kiểm tra theo chuẩn

b. Bước qua phải hoặc qua trái 5 bước

c. Thực hiện động tác qua phải (trái) để kiểm tra

d. Đứng tại chỗ để kiểm tra toàn đội hình

Câu 7. Đội hình tiểu đội có đội hình nào?

a. Thành 3 hàng dọc

b. 2 hàng ngang, 2 hàng dọc

c. 3 hàng ngang, 2 hàng dọc

d. 3 hàng dọc, 2 hàng ngang

Câu 8. Đội hình nào phải thực hiện điểm số?

a. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang

b. Đội hình trung đội 2 hàng dọc

c. Đội hình trung đội 1 hàng dọc

d. Đội hình trung đội 2 hàng ngang

Câu 9. Đội hình nào không thực hiện điểm số?

a. Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang

b. Đội hình trung đội 1 hàng dọc

c. Đội hình trung đội đội 3 hàng ngang

d. Đội hình trung đội 2 hàng ngang

Câu 10. Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng tiểu đội X khi tập hợp đội hình thành 1 hàng ngang như thế nào?

a. “Toàn tiểu đội X, 1 hàng ngang- Tập hợp”

b. “Toàn tiểu đội X, thành 1 hàng ngang- Tập hợp”

c. “Tiểu đội X thành 1 hàng ngang – Tập hợp”

d. “Tiểu đội X chú ý: thành 1 hàng ngang- tập hợp”

Câu 11. Căn cứ vào độ tuổi, hạ sĩ quan và binh sĩ được chia thành mấy nhóm?

a. 01 nhóm

b. 02 nhóm

c. 03 nhóm

c. 04 nhóm

Câu 12. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng 1 phải tham gia huấn luyện tổng thời gian nhiều nhất là mấy tháng?

a. 03 tháng

b. 06 tháng

c. 09 tháng

d. 12 tháng

Câu 13. Việc kiểm tra sức khỏe cho quân nhân dự bị do cơ quan y tế cấp nào phụ trách?

a. Bệnh xá cấp xã.

b. Cơ quan y tế cấp huyện và tương đương

c. Quân y cấp trung đoàn.

d. Cơ quan y tế cấp tỉnh hoặc tương đương

Câu 14. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ từ tháng thứ mấy thì được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng?

a. Từ tháng thứ 22

b. Từ tháng thứ 25

c. Từ tháng thứ 27

d. Từ tháng thứ 30

Câu 15. Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ được hưởng các chính sách nào?

a. Được nghỉ phép theo quy định của Chính phủ

b. Được nghỉ mát theo quy định của Chính phủ.

c. Được cấp đất ở, nhà ở theo quy định của Chính phủ

d. Được tuyển thẳng vào học đại học

Câu 16. Hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ được hưởng những khoản trợ cấp nào sau đây?

a. Tiền hao mòn tuổi thanh xuân

b. Trợ cấp đất ở, nhà ở

c. Trợ cấp tạo việc làm do Chính phủ quy định

d. Trợ cấp khó khăn cho gia đình và bản thân

Câu 17. Việc chuẩn bị cho nam thanh niên đủ 17 tuổi nhập ngũ gồm những nội dung nào?

a. Học tập chính trị, huấn luyện quân sự

b. Huấn luyện quân sự và diễn tập

c. Đăng kí nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khỏe

d. Kết nạp Đảng hoặc kết nạp Đoàn cho thanh niên

Câu 18. Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ do cấp nào quy định?

a. Thủ trưởng đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên

b. Thủ trưởng đơn vi cấp sư đoàn và tương đương trở lên

c. Thủ trưởng Quân chủng, Quân khu và tương đương trở lên

d. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Câu 19. Hạ sĩ quan và binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ về địa phương được hưởng quyền lợi nào sau đây?

a. Ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng hoặc giải quyết việc làm

b. Được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

c. Được đơn vị cho đi nghỉ mát, du lịch theo yêu cầu

d. Được chọn vào học một trường đại học mà mình yêu cầu

Câu 20. Hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ thì bố, mẹ, vợ và con được hưởng những chế độ gì?

a. Cấp nhà ở, đất ở cho bố mẹ theo quy định

b. Được khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

c. Được trợ cấp tiền tàu xe và bố trí nơi ăn nghỉ khi đến thăm đơn vị

d. Được miễn đóng thuế nhà đất theo quy định của Chính phủ

Câu 21. Lãnh thổ quốc gia được cấu thành từ các yếu tố nào?

a. Lãnh thổ; dân cư; nhà nước

b. Lãnh thổ; dân tộc; hiến pháp; pháp luật

c. Lãnh thổ; dân cư; hiến pháp

d. Lãnh thổ; nhân dân; dân tộc

Câu 22. Trong các yếu tố cấu thành lãnh thổ quốc gia, yếu tố nào quan trọng nhất, quyết định nhất?

a. Dân cư

b. Lãnh thổ

c. Nhà nước

d. Hiến pháp, pháp luật

Câu 23. Trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia được xác định như thế nào?

a. Là trách nhiệm của toàn lực lượng vũ trang và toàn dân

b. Là trách nhiệm của toàn Đảng và các tổ chức xã hội

c. Là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân

d. Là trách nhiệm của giai cấp, của Đảng và quân đội

Câu 24. Lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia bao gồm những bộ phận nào?

a. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất, vùng nước; lòng đất dưới chúng

b. Vùng đất; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng

c. Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất; lòng đất dưới chúng

d. Vùng đất; vùng trời; lòng đất dưới chúng

Câu 25. Lãnh thổ quốc gia được cấu thành gồm những vùng nào?

a. Vùng đất; vùng trời; vùng tiếp giáp lãnh hải

b. Vùng đất; vùng trời; vùng lãnh hải; vùng thềm lục địa

c. Vùng đất; vùng trời; vùng đặc quyền kinh tế

d. Vùng đất; vùng nước; vùng trời; vùng lòng đất

Câu 26. Vùng lòng đất quốc gia là:

a. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia

b. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia

c. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng đảo thuộc chủ quyền quốc gia

d. Toàn bộ phần nằm dưới lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia

Câu 27. Vùng trời quốc gia là:

a. Không gian bao trùm trên vùng đất quốc gia

b. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng đảo quốc gia

c. Không gian bao trùm trên vùng đất, vùng nước quốc gia

d. Không gian bao trùm trên vùng đảo và vùng biển quốc gia

Câu 28. Vùng nước quốc gia bao gồm:

a. Vùng nước nội địa, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải

b. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới

c. Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nội thủy, vùng nước lãnh hải

d. Vùng nước nội địa, vùng nước lãnh hải

Câu 29. Vùng lãnh hải là vùng biển

a. Tiếp liền bên ngoài vùng thềm lục địa của quốc gia

b. Tiếp liền bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia

c. Tiếp liền bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia

d. Tiếp liền bên ngoài vùng nước nội thủy của quốc gia

Câu 30. Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu?

a. 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

b. 24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

c. 12 hải lí tính từ vùng đặc quyền kinh tế

d. 12 hải lí tính từ đường bờ biển

Câu 31. Vùng nội thủy là vùng nước:

a. Nằm ngoài đường cơ sở

b. Bên trong đường cơ sở

c. Nằm trong vùng lãnh hải

d. Dùng để tính chiều rộng lãnh hải

Câu 32. Vùng đất của quốc gia bao gồm:

a. Vùng đất lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia

b. Toàn bộ vùng đất lục địa và các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

c. Toàn bộ vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

d. Vùng đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia

Câu 33. Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm:

a. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên khu vực biên giới

b. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm tại khu vực cửa biển

c. Biển, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm ngoài khu vực biên giới

d. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi, đầm nằm trên vùng đất liền

Câu 34. Vùng nước biên giới của quốc gia bao gồm:

a. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trên khu vực biên giới quốc gia

b. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ở khu vực rừng núi của quốc gia

c. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm trong nội địa của quốc gia

d. Biển nội địa, hồ ao, sông ngòi nằm ngoài khu vực biên giới quốc gia

Câu 35. Vùng nội thủy của quốc gia được giới hạn

a. Bởi một bên là biển rộng, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

b. Bởi một bên là biển cả, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

c. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

d. Bởi một bên là bờ biển, một bên là đường ngoài cùng của lãnh hải

Câu 36. Kĩ sư thiết kế súng tiểu liên AK là người quốc gia nào?

a. Liên Bang Nga, Liên Xô (cũ)

b. Việt Nam

c. Trung Quốc

d. Hoa Kì

Câu 37. Trong tên gọi của súng tiểu liên AK, chữ A có ý nghĩa là gì?

a. Tên người thiết kế

b. Tự động

c. Liên thanh

d. Tiểu liên

Câu 38. Trong tên gọi của súng tiểu liên AK, chữ K có ý nghĩa là gì?

a. Tiểu liên

b. Súng bắn loạt

c. Tên kỹ sư thiết kế

d. Liên thanh

Câu 39. Súng tiểu liên AK cải tiến có thêm bộ phận giảm nẩy và lẫy giảm tốc gọi là súng gì?

a. Súng trường CKC

b. Tiểu liên AKM

c. Tiểu liên AKMS

d. Tiểu liên AKN

Câu 40. Báng súng tiểu liên AKMS có đặc điểm gì?

a. Loại báng gấp, bằng sắt

b. Làm bằng gỗ, gấp được

c. Cấu tạo như báng của súng tiểu liên AK

d. Có ổ chứa ống đựng phụ tùng

Câu 41. Quốc gia nào đã sản xuất, sử dụng phổ biến súng tiểu liên AK trong chiến tranh?

a. Hoa Kì

b. Pháp

c. Anh

d. Việt Nam

Câu 42. Súng tiểu liên AK là loại súng nào và trang bị cho mấy người sử dụng?

a. Súng tự động, trang bị cho tùng người

b. Súng bán tự động, trang bị cho hai người

c. Súng tự động, trang bị cho tổ ba người

d. Súng tự động, trang bị cho tiểu đội

Câu 43. Súng tiểu liên AK dùng hỏa lực để

a. Tiêu diệt sinh lực địch

b. Phá hủy lô cốt, ụ súng của địch

c. Tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép địch

d. Phá hủy hàng rào thép gai của địch

Câu 44. Báng súng, lưỡi lê của súng tiểu liên AK dùng để làm gì?

a. Đánh gần (giáp lá cà)

b. Phá hủy ụ súng của địch

c. Phá trang bị của địch

d. Phá hủy hàng rào của địch

Câu 45. Súng nào sau đây chỉ bắn được phát một?

a. Tiểu liên AK

b. Tiểu liên AKM

c. Súng trường CKC

d. Trung liên RPĐ

Câu 46. Súng tiểu liên AK sử dụng đạn kiểu nào do Liên Xô (cũ) sản xuất?

a. Kiểu 1930

b. Kiểu 1943

c. Kiểu 1956

d. Kiểu 1947

Câu 47. Súng tiểu liên AK sử dụng đạn kiểu nào do Trung Quốc sản xuất?

a. Kiểu 1930

b. Kiểu 1943

c. Kiểu 1956

d. Kiểu 1947

Câu 48. Việt Nam gọi chung đạn của súng tiểu liên AK là gì?

a. Đạn K43

b. Đạn K47

c. Đạn K56

d. Đạn K59

Câu 49. Đạn của súng tiểu liên AK có mấy loại?

a. 2 loại : Đạn thường; đạn cháy; đạn xuyên cháy

b. 2 loại : Đạn thường; đạn vạch đường; đạn xuyên

c. 3 loại : Đạn thường; đạn vạch đường; đạn xuyên cháy

d. 4 loại : Đạn thường; đạn vạch đường; đạn xuyên cháy; đạn cháy

Câu 50. Khi lắp đủ đạn, hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK chứa được bao nhiêu viên đạn?

a. 10 viên

b. 30 viên

c. 50 viên

d. 60 viên

icon-date
Xuất bản : 18/11/2021 - Cập nhật : 18/11/2021

Tham khảo các bài học khác