logo

Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 7. Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương


Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 7. Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Trắc nghiệm GDQP 11 Bài 7. Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

1. Mục đích của cầm máu tạm thời vết thương không có nội dung nào sau đây?

a. Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng những biện pháp đơn giản

b. Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu

c. Góp phần cứu sống tính mạng người bị nạn, tránh các tai biến nguy hiểm

d. Làm giảm đau đớn cho nạn nhân

2. Nội dung nào sau đây không đúng với nguyên tắc cầm máu tạm thời vết thương?

a. Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu

b. Phải xử trí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương

c. Phải hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu

d. Phải đúng quy trình kỹ thuật

3. Chảy máu động mạch có đặc điểm gì?

a. Máu đỏ tươi chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài

b. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải

c. Máu đỏ thẫm, thấm tại chỗ bị thương, lượng máu ít hoặc rất ít

d. Máu đỏ tươi, nhanh chóng hình thành cục máu bít mạch máu bị tổn thương

4. Chảy máu tĩnh mạch có đặc điểm gì?

a. Máu đỏ tươi chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài

b. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải

c. Máu đỏ thẫm, thấm tại chỗ bị thương, lượng máu ít hoặc rất ít

d. Máu đỏ tươi, nhanh chóng hình thành cục máu bít mạch máu bị tổn thương

5. Chảy máu mao mạch có đặc điểm gì?

a. Máu đỏ tươi chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài

b. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải

c. Máu đỏ thẫm, thấm tại chỗ bị thương, lượng máu ít hoặc rất ít

d. Máu đỏ tươi, nhanh chóng hình thành cục máu bít mạch máu bị tổn thương

6. Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp xử trí cầm máu tạm thời vết thương?

a. Ấn động mạch, gấp chi tối đa

b.Băng ép, băng chèn, băng nút

c. Ga rô

d. Thắt, buộc mạch máu

7. Kỹ thuật ấn động mạch không có nội dung nào sau đây?

a. Dùng ngón tay ấn đè trên đường đi của động mạch

b. Làm động mạch bị ép chặt giữa ngón tay ấn và nề xương

c. Các mạch máu bị gấp và bị đè ép bởi các khối cơ bao quanh

d. Có tác dụng cầm máu nhanh, ít gây đau và không gây tai biến nguy hiểm

8. Kỹ thuật băng ép không có nội dung nào sau đây?

a. Là phương pháp băng vết thương với các vòng băng xiết tương đối chặt

b. Các vòng băng làm đè ép mạnh vào bộ phận bị tổn thương

c. Băng ép tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, làm máu ngừng chảy

d. Nút càng chặt làm tăng sức ép vào các mạch máu, tác dụng cầm máu càng tốt

9. Băng chèn được sử dụng cho vết thương nào?

a. Động mạch

b. Tĩnh mạch

c. Mao mạch

d. Phần mền

10. Băng nút được sử dụng cho vết thương nào?

a. Động mạch

b. Tĩnh mạch

c. Mao mạch

d. Có dạng hình ống

11. Không đặt ga rô với trường hợp vết thương nào sau đây?

a. Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt, phụt thành tia hoặc trào mạnh qua miệng vết thương

b. Vết thương cắt cụt chi tự nhiên, bị rắn độc cắn

c. Vết thương phần mền rộng, nạn nhân đau nhiều

d. Vết thương phần mền hoặc gãy xương đã cầm máu bằng các biện pháp khác không có hiệu quả

12. Nguyên tắc đặt ga rô không có nội dung nào sau đây?

a. Đặt sát phía trên vết thương và để lộ ra ngoài để dễ nhìn thấy

b. Chỉ dùng dây cao su to bản (3-4 cm), mỏng và có tác dụng đàn hồi tốt

c. Ưu tiên chuyển nạn nhân về tuyến sau, cứ sau 1 giờ nới ga rô 1 lần

d. Có phiếu đặt ga rô, có ký hiệu bằng vải đỏ cài vào túi áo trái của nạn nhân

13. Bước đầu tiên khi tiến hành đặt ga rô là gì?

a. Ấn động mạch phía trên vết thương

b. Lót gạc chỗ định đặt ga rô

c. Băng vết thương và làm các thủ tục hành chính

d. Đặt ga rô rồi từ từ xoắn đến khi không thấy máu chảy ở vết thương

14. Nội dung nào sau đây không phải là tổn thương do gãy xương?

a. Xương bị gãy rạn, gãy rời thành 2 hay nhiều mảnh

b. Mất tri giác, cảm giác và vận động, hệ bài tiết ngừng hoạt động

c. Da, cơ bị giập nát nhiều, có thể tổn thương mạc máu và dây thần kinh

d. Rất dễ gây choáng do đau đớn, mất máu và nhiễm trùng do ô nhiễm

15. Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của cố định tạm thời xương gãy?

a. Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương

b. Làm cho nạn nhân có thể vận động lại bình thường

c. Giữ cho đầu xương tương đối yên tĩnh

d. Phòng ngừa các biến chứng: choáng, tổn thương thứ phát, nhiễm khuẩn

16. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy không có nội dung nào dưới đây?

a. Nẹp cố định phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy

b. Không đặt nẹp cứng sát vào chi, phải đệm lót bằng bông mỡ, gạc

c. Phải có phiếu cố định tạm thời xương gãy, có ký hiệu ưu tiên vận chuyển

d. Không co kéo nắn chỉnh ổ gãy, băng cố định nẹp vào chi phải chắc chắn

17. Nẹp cẳng tay gồm 2 nẹp

a. 30 cm và 35 cm

b. 20 cm và 35 cm

c. 25 cm và 30 cm

d. 30 cm và 30 cm

18. Nẹp cánh tay gồm 2 nẹp

a. 30 cm và 35 cm

b. 20 cm và 35 cm

c. 25 cm và 30 cm

d. 30 cm và 30 cm

19. Nẹp cẳng chân gồm 2 nẹp

a. 40 cm và 40 cm

b. 40 cm và 50 cm

c. 50 cm và 50 cm

d. 60 cm và 60 cm

20. Nẹp đùi gồm 3 nẹp

a. 100 cm, 80 cm và 60 cm

b. 120 cm, 110 cm và 100 cm

c. 120 cm, 100 cm và 80 cm

d. 140 cm, 120 cm và 100 cm

21. Đối với gãy xương cẳng chân cần cố định chi gãy vào nẹp ở mấy vị trí?

a. 2 vị trí

b. 3 vị trí

d. 4 vị trí

e. 5 vị trí

22. Đối với gãy xương đùi cần cố định chi gãy vào nẹp ở mấy vị trí?

a. 2 vị trí

b. 3 vị trí

c. 4 vị trí

d. 5 vị trí

23. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ngạt thở?

a. Do ngạt nước (đuối nước)

b. Bị vùi lấp do sập hầm, đổ nhà…

c. Do ăn phải các chất độc

d. Do hít phải chất độc

24. Nội dung nào sau đây không đúng với biện pháp cần làm ngay khi cấp cứu nạn nhân bị ngạt thở?

a. Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt thở

b. Khai thông đường hô hấp trên

c. Làm hô hấp nhân tạo

d. Nhanh chóng chuyến nạn nhân về tuyến sau

25. Thổi ngạt cho nạn nhân bị ngạt thở với nhịp độ bao nhiêu ?

a. 10 - 15 lần/phút

b. 15- 20 lần/phút

c. 20- 25 lần/phút

d. 25- 30 lần/phút

26. Ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân tim đã ngừng đập, với nhịp độ bao nhiêu?

a. 30 – 40 lần/phút

b. 40 – 50 lần/phút

c. 50 – 60 lần/phút

d. 60 – 70 lần/phút

27. Khi có hai người làm, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngất như thế nào?

a. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần

b. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 5 lần

c. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 10 lần

d. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần

28. Khi chỉ có một người làm, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngất như thế nào?

a. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần

b. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần

c. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 10 lần

d. Thổi ngạt 3 lần, ép tim 15 lần

29. Chỉ ngừng làm hô hấp nhân tạo cho nạn nhân khi đã tiến hành đúng kỹ thuật mà không có hiệu quả, trong khoảng thời gian bao nhiêu?

a. 10 - 20 phút

b. 20 - 30 phút

c. 30 - 40 phút

d. 40 - 60 phút

30. Khi vận chuyển nạn nhân bằng cáng, đầu của nạn nhân ở tư thế nào?

a. Cao, nghiêng về một bên

b. Thấp, nghiêng về một bên

c. Cao, luôn ngửa ra sau

d. Thấp, luôn ngửa ra sau

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 20/11/2021